Câu 1: Tướng người Việt từng giúp Tần Thủy Hoàng đánh đuổi quân Hung Nô là ai?
Lý Ông Trọng là nhân tài đất Việt, sống vào những năm đầu của lịch sử nước nhà. Theo một số tài liệu lịch sử, khi đi sứ sang Trung Quốc, ông từng có công giúp Tần Thủy Hoàng đánh đuổi quân Hung Nô xâm lược. |
Câu 2: Vị tướng tài ba trên được Tần Thủy Hoàng phong chức gì?
Theo sách "Việt sử giai thoại", Tần Thủy Hoàng thấy ông uy nghi, dũng lược như thần nên mừng lắm, bèn chọn làm võ tướng, phong đến chức “Tư lệnh hiệu úy” (chức quan võ vào hàng cao nhất trong triều). Trước khi về nước, ông còn được Tần Thủy Hoàng phong thêm tước Vạn Tín hầu. |
Câu 3: Lý Ông Trọng là tướng của vua nào?
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lý Ông Trọng là tướng của Thục phán An Dương Vương. Sau khi An Dương Vương lên ngôi, ông được vua cử đi sứ nước Tần. |
Câu 4: Tần Thủy Hoàng phái Lý Ông Trọng canh giữ vùng đất nào?
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN, Lý Ông Trọng được phái đến trấn giữ đất Lâm Thao (tỉnh Cam Túc ngày nay). Thời đó, mặc dù Tần Thủy Hoàng uy danh nghìn vạn dặm, biên giới phía Bắc luôn bị quân Hung Nô quấy nhiễu. Quân Tần có Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn nhiều phen khốn đốn, chống đỡ liên miên. |
Câu 5. Hoàng đế nào của Trung Quốc cho đúc tượng Lý Ông Trọng dựng ở kinh đô Hàm Dương?
Sau khi ông đi, quân Hung Nô quay trở lại tấn công nước Tần. Không mời được ông sang, Tần Thủy Hoàng cho đúc pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng, đặt ở cửa Tư Mã, kinh đô Hàm Dương. Quân Hung Nô từ xa kéo đến, tưởng Lý Ông Trọng nên không tấn công nước Tần nữa. |
Câu 6. Viên tướng Trung Quốc cho đúc tượng tôn thờ Lý Ông Trọng là...?
Đến đời Đức Tông nhà Đường, niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Triệu Xương cho xây dựng đền thờ và thờ cúng quanh năm. Sau đó, khoảng năm 860, tướng nhà Đường là Cao Biền, rất sùng bái Lý Ông Trọng, cho sửa sang lại đền thờ, tạc tượng gỗ, tôn xưng ông danh hiệu cao quý là Lý hiệu úy. |
Câu 7. Địa phương nào hiện có đền thờ Lý Ông Trọng?
Ngày nay, xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, còn ngôi đền cổ thờ Lý Ông Trọng. Hàng năm, nhân dân mở hội làng Chèm vào ba ngày 14, 15,16 tháng 5 âm lịch để tưởng nhớ vị tướng anh hùng được tôn là thành hoàng làng (Đức thánh Chèm - Lý Ông Trọng). |
Câu 8. Nguyên nhân dẫn tới cái chết của Lý Ông Trọng?
Theo sách "Lĩnh Nam Trích Quái", sau khi Lý Ông Trọng về nước, quân Hung Nô quay trở lại tấn công. Tần Thủy Hoàng cử sứ giả sang Âu Lạc mời ông quay trở lại nhưng bị từ chối. Để tránh phiền nhiễu, Lý Ông Trọng trốn vào rừng. Tần Thủy Hoàng không tin, dọa sẽ đem quân tấn công. Cuối cùng, ông tự tử, chết trên mảnh đất quê hương. |