Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Danh xưng 'siêu mẫu' đang bị lạm dụng

Cứ người mẫu có tiếng một chút thì được gọi là "siêu mẫu". Hiếm có quốc gia nào có nhiều "siêu mẫu" như Việt Nam.

Danh xưng 'siêu mẫu' đang bị lạm dụng

Cứ người mẫu có tiếng một chút thì được gọi là "siêu mẫu". Hiếm có quốc gia nào có nhiều "siêu mẫu" như Việt Nam.

Người mẫu Việt thừa lượng thiếu chất

Hàng năm Việt Nam có rất nhiều cuộc thi nhan sắc. Từ các cuộc thi danh tiếng mang tầm quốc gia như Hoa hậu Việt Nam, Siêu mẫu Việt Nam… đến các cuộc tranh tài cấp địa phương và cấp trường như Hoa khôi sinh viên, Hoa khôi đồng bằng. Vì vậy, Việt Nam là một trong số ít những quốc gia có số lượng siêu mẫu và hoa hậu không nhỏ.

Tuy nhiên, trái ngược với số lượng ngày càng tăng thì chất lượng những người hành nghề trong lĩnh vực thời trang lại càng suy giảm. “Không những kém về chuyên môn, một bộ phận nhỏ những người mẫu trẻ còn thiếu ý thức và sớm mắc bệnh ngôi sao. Họ tự cho mình cái quyền đi trễ về sớm, bắt người khác phải đợi trong những buổi chụp hình”,  một stylist làm việc cho các tạp chí thời trang chia sẻ.

Ở Anh, một người mẫu trẻ muốn trở thành siêu mẫu phải trải qua những lớp đào tạo khắc nghiệt, với số đo ba vòng được quy định chặt chẽ (86- 60- 80), chiều cao tối thiểu là 1m70. Đặc biệt, duy nhất người chiến thắng trong các cuộc thi sắc đẹp mới được gắn với danh hiệu siêu mẫu. Còn ở Việt Nam, chỉ cần một người bình thường tham gia tranh tài ở các cuộc thi, không cần đọat giải cao cũng được gọi là siêu mẫu và chính thức được "hành nghề" người mẫu chuyên nghiệp mà không cần qua bất kỳ một trường lớp nào.

Người mẫu nước ngoài trình diễn chuyên nghiệp trên sàn catwalk.

Ở các sàn diễn quốc tế, người mẫu bắt buộc phải diễn trong khuôn khổ, mạch lạc, lạnh lùng để tôn vinh thông điệp của toàn bộ tác phẩm của nhà thiết kế. Theo quy chuẩn quốc tế, người mẫu phải giữ tư thế lưng thẳng, nâng cằm, eo cong, vai mở. Khung cơ thể lắc lư và lỏng lẻo là điều tối kỵ.

Tuy nhiên, sàn catwalk Việt lại tấp nập những người mẫu trình diễn uốn éo. Thay vì, tôn vinh xẻ đẹp của những bộ trang phục thì mẫu Việt lại tập trung vào những tư thế "khoe thân" nhằm tạo sự chú ý của truyền thông. Chắc hẳn, mọi người cũng chưa thể quên việc tranh giành nhau vị trí vedette của Á hậu Trương Thị May và Hoa hậu Thùy Dung trong một chương trình thời trang, khiến ban tổ chức phải quay hình lại đến 3 lần vì không ai chịu nhường ai vai trò dẫn NTK ra kết màn.

Người mẫu Việt sẵn sàng "đấu đá" nhau trên sàn catwalk (ảnh minh họa)

Đi ngược lại với trào lưu quốc tế

Trong xu hướng thời trang hiện nay, các NTK nổi tiếng thế giới vẫn chỉ muốn trang phục của mình được khoác lên những người mẫu gầy. “Trong làng thời trang, chẳng ai muốn những phụ nữ có da thịt cả. Chỉ những bà mẹ béo ngồi trước màn hình TV, ngấu nghiến khoai tây chiên mới chê bai những cô người mẫu gầy là xấu xí”, Karl Lagerfeld - nhà thiết kế lừng danh người Đức của hãng Chanel - nói.  Thế giới là vậy, còn dân mình lại tung hê những siêu mẫu ngực khủng, mông cong với đủ chiêu trò, vô tình bị biến thành nơi “tiêu thụ” sản phẩm của ngành công nghiệp thẩm mỹ cơ thể, dao kéo sắc đẹp. Đó chính là lý do mà sắc đẹp Việt Nam vẫn mãi loay hoay trong ao làng, khó lòng vươn ra biển lớn.

Các người mẫu quốc tế hầu hết đều cố gắng giữ gìn số đo tự nhiên của mình và luôn tìm mọi cách khiến chúng trở nên săn chắc. Ngược lại, làng mẫu Việt đang ngập tràn những vòng ngực ứ đầy silicon hoặc nước biển. Thời trang Việt không chấp nhận chân dài mình dây? Hay các giá trị tự nhiên đã tự "phá vỡ" mình bằng các ca phẫu thuật, tự huyễn hoặc mình như thế mới xứng danh "siêu mẫu"?

Tuy nhiên, sự ra đời của chương trình Vietnam Next Top Model mang đến luồng sinh khí mới cho làng mẫu Việt đang dần tụt hậu. Theo mô tuýp của chương trình, các thí sinh muốn trở thành top model phải trải qua những buổi tập luyện khắc nghiệt về các kỹ năng trình diễn catwalk, tạo dáng chụp hình… Đặc biệt, chương trình sẽ không chọn những thí sinh có ngực khủng, eo thon, gương mặt dịu dàng, thay vào đó những cô gái có gương mặt cá tính mà mọi người thường gọi là "xấu lạ" để lên ngôi. "Xấu lạ" ở Việt Nam nhưng lại mang đến những thành công tại đấu trường sắc đẹp quốc tế, khi lần đầu tiên những Tuyết Lan, Huyền Trang… góp mặt trong các tuần lễ thời trang danh tiếng của thế giới.

Tuyết Lan, một trong số ít người mẫu Việt trình diễn tại tuần lễ thời trang danh tiếng trên thế giới.

Một thực thế khác cũng khá buồn cho làng mẫu Việt, mặc dù sở hữu một lượng lớn hoa hậu, siêu mẫu nhưng đến lúc tham gia các đấu trường sắc đẹp quốc tế, những người trong cuộc lại khá đau đầu với việc tìm những gương mặt "chất lượng" đại diện quốc gia để tranh tài. “Việt Nam muốn đạt thành tích cao trong các đấu trường sắc đẹp thế giới, cần có sự nghiên cứu và chọn lọc cuộc thi uy tín, có chỉ số cộng điểm và thứ hạng cao. Sau đó có cuộc casting trực tiếp, tuyển chọn thật kỹ ứng viên phù hợp đào tạo, tập luyện,... mới có thành tích thật, không phải thành tích ảo”, Quốc Tuấn - quản lý người mẫu Tuyết Lan - chia sẻ.

Quốc tế chia người mẫu thành từng khu vực khác nhau: Editorial / Fashion - Người mẫu thời trang catwalk

Commercial / Print - Người mẫu ảnh thương mại

Fitness - Người mẫu chuẩn

Plus Size - Người mẫu ngoại cỡ

Một số tiêu chuẩn về chiều cao và vòng đo của chuẩn nưới ngoài:

Những mẫu nữ catwalk thường trong độ tuổi 14-19 tuổi

Chiều cao: 175-183 cm

Size trang phục: Size số 6-8

Cân nặng: 49-59 kg

Số đo 3 vòng: 86-60-86

MODELS.com có một số bình luận:

Những người mẫu ảnh cao dưới 1m65, cơ hội nghề nghiệp cực thấp, riêng người mẫu đi catwalk thì yêu cầu rất cao. Đa số từ 1m78 cho nữ và 1m80 cho nam. Đặc biệt khi nói về "high fashion" của các công ty người mẫu thế giới luôn hướng tới không chỉ về các người mẫu, siêu mẫu có số đo hình thể chuẩn mà còn phải rất trẻ từ 14-16 tuổi. Ở độ tuổi ngoài 20, nếu không có gì đổi lại như tên tuổi hay nhan sắc thì cơ hội là bằng 0

 Mốt & Cuộc Sống

 Mốt & Cuộc Sống

Bạn có thể quan tâm