Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Danh y nào của nước ta tự nhận là ông già lười?

Tự nhận mình là ông già lười, ông là danh y của dân tộc, để lại nhiều công trình có giá trị.

Le Huu Trac anh 1

Câu 1: Danh y nào tự nhận mình là ông già lười?

  • Nguyễn Bá Tĩnh
  • Lê Hữu Trác
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Lương Đắc Bằng

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) là danh y lớn nhất của nước ta thời phong kiến. Sinh thời, ông tự nhận mình là “Lãn Ông”, nghĩa là ông già lười.

Le Huu Trac anh 2

Câu 2: "Ông già lười" có tác phẩm y thuật lớn nào?

  • Lĩnh Nam bản thảo
  • Thượng kinh ký sự
  • Hải Thượng Y tông tâm lĩnh
  • Cả 3 tác phẩm trên

3 tác phẩm trên đều là những cuốn sách y học giá trị do Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác để lại cho hậu thế. Tiêu biểu là cuốn sách "Hải Thượng Y tông tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển, chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.

Le Huu Trac anh 3

Câu 3: Thành phố nào hiện có ĐH Y - Dược Lê Hữu Trác?

  • Hà Nội
  • Huế
  • Đà Nẵng
  • Cần Thơ

Theo Cổng thông tin điện tử của Học viện Quân y, giữa năm 2011, Thủ tướng cho phép Học viện Quân y (Hà Nội) có thêm tên giao dịch mới là ĐH Y - Dược Lê Hữu Trác, sử dụng trong giao dịch dân sự và hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và điều trị. Viện bỏng quốc gia mang tên Lê Hữu Trác cũng thuộc Học viện Quân y.

Le Huu Trac anh 4

Câu 4: Nhận xét nào đúng về quê hương của danh y Lê Hữu Trác?

  • Quê nội ở Hà Tĩnh
  • Quê nội ở Hưng Yên
  • Quê ngoại ở Hải Dương
  • Quê ngoại ở Hà Tây

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ra ở làng Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Từ năm 26 tuổi, ông về sống tại quê mẹ ở thôn Bàu Thượng, xã Sơn Quang, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Cuộc đời ông gần như gắn bó với mãnh đất Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Le Huu Trac anh 5

Câu 5: Gia đình Hải Thượng Lãn Ông...?

  • Là nông dân nghèo
  • Là thương gia giàu có
  • Là võ tướng nơi biên thùy
  • Có truyền thống khoa bảng

Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng. Ông nội, bác, chú, anh và em họ đều đỗ tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm thượng thư.

Le Huu Trac anh 6

Câu 6. Trước khi trở thành danh y, Lê Hữu Trác từng làm gì?

  • Quan lại triều Lê
  • Thầy giáo ở Hà Tĩnh
  • Học sinh trường Quốc Tử Giám
  • Tham gia quân ngũ

Năm 20 tuổi, Lê Hữu Trác bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, tham gia quân ngũ. Năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự "bẻ tên cởi giáp" theo đuổi chí hướng mới.

Le Huu Trac anh 7

Câu 7. Sau khi qua đời, Lê Hữu Trác được an táng ở đâu?

  • Hải Dương
  • Nghệ An
  • Hà Tĩnh
  • Kinh thành Thăng Long

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác qua đời vào đầu năm Tân Hợi (1791) tại thôn Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Ông được an táng tại chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày nay khu mộ Lê Hữu Trác là di tích lịch sử văn hóa lớn của huyện Hương Sơn và tỉnh Hà Tĩnh.

Vì sao 'nam Văn nữ Thị' là tên đệm phổ biến của người Việt? “Văn” và “Thị” là hai tên đệm phổ biến với người Việt. Đến nay, câu chuyện và ý nghĩa thật sự của chúng còn có nhiều giả thiết và tranh cãi.

8 vũ khí của người Việt khiến kẻ thù khiếp sợ

Nỏ Liên Châu, súng thần cơ, Ô Long đao... là những vũ khí của người Việt từng khiến kẻ thù khiếp sợ.

3 anh em người Việt nào cùng làm vua?

Đây là trường hợp duy nhất trong 143 năm tồn tại của triều Nguyễn, một gia đình có 3 anh em làm vua. Trong đó, một vị vua đã ra chỉ dụ thành lập trường Quốc học Huế.


Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm