Câu 1: Dao găm có chuôi hình rắn ngậm chân voi hiện được cất giữ ở tỉnh nào?
Dao găm cán tượng rắn ngậm chân voi là hiện vật độc bản tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2017. |
Câu 2: Dao găm này được nghệ nhân đúc đồng làng nào chế tác?
Theo PGS Nguyễn Giang Hải, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, con dao được tìm thấy năm 1973 tại di chỉ khảo cổ học làng Vạc, xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn (nay là thị xã Thái Hòa), tỉnh Nghệ An, được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ An. Dao có niên đại 2.000-2.500 năm. |
Câu 3: Dao găm này được làm từ vật liệu nào?
Theo thông tin từ Bảo tàng tỉnh Nghệ An, dao găm được làm bằng chất liệu đồng, cán tượng rắn ngậm chân voi nặng 500 gram. Phần lưỡi dao mỏng, dài 5,5 cm có hình gần giống tam giác. Mũi dao nhọn, hai đầu chắn tay cán dao có hình râu bướm. Phần chuôi dao dài 6,8 cm, bề rộng 3,5 cm. |
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của con rắn được chạm khắc trên lưỡi dao?
Phần chuôi dao có hình hai con rắn thân tròn xoắn lấy nhau, một con rắn đực, một con rắn cái, một con có mào và một con không có. Hai con rắn đang há miệng đỡ lấy cặp chân sau và cặp chân trước của con voi. Voi đang trong tư thế đứng, hai chân trước làm thành hình trụ và hai chân sau cũng nhập thành trụ khác. Trên lưng voi có hình chiếc bàn rộng (tựa như trống đồng), có dây chằng ra cổ và đuôi voi. Trên bành voi có hình trụ tròn, hơi thắt ở giữa. Theo giáo sư sử học Hà Văn Tấn “dao găm cán tượng động vật hầu như chưa phát hiện được ở đâu ngoài làng Vạc”. |
Câu 5: Con dao là sản phẩm của nền văn hóa nào?
Đây là tác phẩm nghệ thuật độc đáo trong bộ sưu tập vũ khí bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn. Phát hiện này góp phần khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, dao găm tượng rắn ngậm chân voi có giá trị đặc biệt quý hiếm, phản ánh kỹ thuật đúc đồng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật tạo tượng trên đồ vật đạt đến đỉnh cao của nghệ nhân đúc đồng làng Vạc. |
Câu 6. Văn hóa Đông Sơn được hình thành ở lưu vựu sông nào?
Theo sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam", văn hóa Đông Sơn được xác định tồn tại trong khoảng từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ I-II SCN. Đây là minh chứng cho nguồn gốc của văn minh Đại Việt. Hiện, hơn 200 di tích thuộc văn hóa Đông Sơn được phát hiện ở nước ta, chủ yếu phân bố ở 3 lưu vực sông chính là sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ), sông Mã (Thanh Hóa) và sông Cả (Nghệ An). |
Câu 7. Kim loại chủ đạo trong văn hóa Đông Sơn?
Theo sách "Lịch sử Việt Nam cổ trung đại", Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, thống kê cho thấy tỷ lệ đồ đồng trong văn hóa Đông Sơn chiếm tới gần 90% trong tổng số hiện vật được tìm thấy, với hàng chục nghìn tiêu bản, thuộc nhiều loại hình khác nhau, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sản xuất, đời sống của cư dân Đông Sơn, từ trống đồng, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, trang sức... |