Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đào tạo tiến sĩ: Chỉ 22 bài công bố quốc tế trong 5 năm?

Theo nhóm dự án Trắc lượng Khoa học Việt Nam, năm 2011-2015, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN có 22 bài đăng trên các tạp chí khoa học được Viện Thông tin Khoa học (ISI) công nhận.

Mới đây, nhóm dự án S4VN (Trắc lượng Khoa học Việt Nam) công bố bảng thống kê ISI (những bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học được công nhận bởi Viện Thông tin Khoa học - Institute for Scientific Information - ISI) của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN (VASS) giai đoạn 2011-2015

Bảng công bố số đặc biệt này của S4VN bao gồm một số chỉ số, trong đó có số lượng ISI.

Vien Han lam Khoa hoc Xa hoi anh 1
Kết quả nghiên cứu của nhóm 

Trắc lượng Khoa học Việt Nam

  

trích xuất dữ liệu từ Web of Science.

Trong cách tính khác, nghiên cứu sinh tiến sĩ Lê Ngọc Sơn (ĐH Công nghệ Ilmenau, Đức) thống kê bảng so sánh giữa việc sử dụng ngân sách và số bài báo đăng ISI.

Ông Sơn phân tích khía cạnh kinh tế: Đã gọi là viện hàn lâm thì nghiên cứu khoa học là công việc chính. Theo website của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, viện này có trên 2.000 người. Số lượng bài báo khoa học công bố ISI là 22 (giai đoạn 2011-2015). Cũng trong giai đoạn này, tổng ngân sách mà nhà nước cấp cho Viện hơn 90 triệu USD (ngân sách từ Bộ Tài chính đăng công khai trên Cổng thông tin Chính phủ). 

Vien Han lam Khoa hoc Xa hoi anh 2
Số liệu thống kê của vị tiến sĩ công tác tại Đức.

"Nếu xét về năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, năng suất này không bằng một nhóm nhỏ các nhà khoa học châu Âu làm việc", ông Sơn nêu quan điểm.

Cuối cùng, nghiên cứu sinh tiến sĩ này đề xuất, về đầu vào bên cạnh chuyên môn cần "thắt chặt" điều kiện về ngoại ngữ. Các chứng chỉ A, B, hay C tiếng Anh rất không đáng tin về chất lượng, thay vào đó nên bắt buộc các chứng chỉ IELTS hay TOEFL.

Về đầu ra, với những cơ sở đào tạo đầu ngành yêu cầu nghiên cứu sinh có công bố quốc tế.

ISI - các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học được công nhận bởi Viện Thông tin Khoa học - Institute for Scientific Information. ISI được thành lập bởi Eugene Garfield, một nhà khoa học người Mỹ, vào năm 1960, sau đó được sáp nhập vào tập đoàn Thomson Reuters.

ISI thống kê, đánh giá và xếp hạng hàng nghìn tạp chí khoa học thuộc hầu hết các lĩnh vực tạo thành một bộ cơ sở dữ liệu thông tin khoa học đáng tin cậy.

TS Kiều Quốc Lập (Trưởng bộ môn Quản lý Tài nguyên, Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên) cho rằng: Hiện nay, Việt Nam mới chỉ dừng lại tiêu chuẩn công bố luận án trong nước. Việc này lâu dần dẫn đến tình trạng không theo kịp các chuẩn mực thế giới.

Tuy nhiên, về công bố quốc tế cũng không thể yêu cầu cao đối với lĩnh vực khoa học xã hội. Việc công bố quốc tế lĩnh vực này khó hơn lĩnh vực khoa học tự nhiên do nhiều yếu tố, nhưng không vì thế mà bỏ qua, ít nhất nên tìm ra một quy định nào đó mà xã hội cảm thấy chấp nhận được.

Ông Lập cũng phân tích: "Những đề tài tiến sĩ nên xứng tầm. Hiện nay, nhiều luận án tiến sĩ khi đọc lên cảm giác chỉ tương xứng luận án tốt nghiệp của sinh viên".

Số liệu nghiên cứu được công bố trên Web of Science ngày 21/4 nêu: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN chỉ công bố 3 bài báo ISI, chiếm 1,15% tổng số bài báo ISI trong cùng lĩnh vực của Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ này của Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam là 19,32%.

Trưởng ban quản lý khoa học Trần Thị An trả lời trong cuộc họp báo rằng số liệu thống kê trên chưa đầy đủ. Năm qua, học viện công bố khoảng 400 bài báo trên các tạp chí quốc tế.

Tuy nhiên, có ý kiến nêu cần phân biệt rõ tiêu chí “quốc tế”, không phải cứ đăng ngoài lãnh thổ Việt Nam là được gọi là quốc tế, mà phải căn cứ kết quả công bố ISI.

Đào tạo tiến sĩ ở các nước khó hơn Việt Nam thế nào?

Đào tạo tiến sĩ ở các nước tiên tiến khắt khe hơn tại Việt Nam rất nhiều. Trong đó, một số khác biệt là đề cao lý thuyết, học tập trung và yêu cầu nghiên cứu sinh công bố quốc tế.

Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm