Theo CNN, mới đây nhà chức trách Pháp thông qua điều luật yêu cầu người dân không dùng các loại cốc nhựa sử dụng một lần. Đây là vật dụng được làm từ 50% vật liệu sinh học có nguồn gốc tự nhiên vào năm 2020. Con số này sẽ tăng lên 60% vào năm 2025.
Các biện pháp này là hoạt động nhằm bổ sung cho đạo luật "Tăng trưởng Xanh" của Pháp - một bộ luật áp dụng với nhiều ngành nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu. Pháp hy vọng sẽ trở thành nước đi tiên phong trên thế giới về các giải pháp cải thiện môi trường và năng lượng.
Số liệu thống kê của Hiệp hội Y tế và Môi trường - ASEF (Pháp) - đã chỉ ra rằng chỉ có duy nhất 150 cốc nhựa được thu gom để tái chế so với tổng số 4,73 tỷ chiếc cốc được sử dụng mỗi năm. Chỉ có 1% trong số đó được tái chế vì chúng làm từ hỗn hợp polypropylene và polystyrene.
Cốc nhựa sử dụng một lần bị cấm sử dụng tại Pháp. Ảnh: CNN
|
Phản ứng dữ dội từ ngành công nghiệp
Trong khi nhiều người dân nước này ủng hộ điều luật trên thì một số khác lại phản đối.
Pack2GoEurope - Hiệp hội ngành công nghiệp - đại diện cho các nhà sản xuất thực phẩm đóng gói hàng đầu châu Âu cho rằng điều luật trên vi phạm pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) về các phong trào tự do hàng hóa.
Tổ chức này đã yêu cầu Ủy ban Liên minh châu Âu (EU) ngăn chặn điều luật mới của Pháp đồng thời tham khảo ý kiến luật sư để có những căn cứ pháp lý chống lại Pháp.
Cấm túi nylon
Trong tháng 7, Pháp áp đặt lệnh cấm về việc phân phối túi nhựa mỏng tại các siêu thị, biện pháp đã được áp dụng ở một số nước.
Bangladesh trở thành quốc gia đầu tiên cấm sử dụng túi nylon trong năm 2002, sau khi hệ thống thoát nước khi xảy ra lũ lụt của nước này bị chặn lại bởi quá nhiều rác thải nylon. Các quốc gia như Nam Phi, Kenya, Trung Quốc, Rwanda và Mexico cùng với một số bang của Mỹ cũng đã ban hành một vài điều luật tương tự.
Các nhà khoa học ước tính có khoảng 8 tấn chất thải nhựa bị đưa ra biển và đại dương trong năm 2010. Con số này có thể tăng lên gấp mười lần nếu như các biện pháp quản lý chất thải của quốc tế không được cải thiện.