Người bệnh đã hồi phục sau 5 ngày điều trị. Ảnh: Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy. |
Vài ngày trước khi nhập viện, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ liên tục vùng thượng vị, có lúc đau quặn từng cơn dữ dội, đau xiên ra sau lưng bên trái. Ngoài ra, bà còn có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đi ngoài phân sống.
Đã thử dùng thuốc tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm, người bệnh quyết định đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) để thăm khám.
Lúc vào viện, toàn trạng người bệnh mệt mỏi, thể trạng gầy yếu, da xanh, miêm mạc nhợt, tim nhịp nhanh. Bác sĩ đã chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để kiểm tra. Đặc biệt, bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm máu, soi phân tìm ký sinh trùng.
Kết quả cho thấy người phụ nữ có chỉ số HBG thấp, 79 g/l, phân có trứng giun móc dương tính. Ngay sau đó, các bác sĩ đã chỉ định truyền máu, bổ sung sắt, vitamin, đồng thời tẩy giun móc cho bệnh nhân.
Sau 5 ngày điều trị, người bệnh đã hết đau bụng, không còn hoa mắt, chóng mặt, sức khỏe phục hồi tốt. Bà được ra viện và hướng dẫn theo dõi tại nhà.
Bác sĩ Nguyễn Thu Huyền, khoa Nội tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, chia sẻ bệnh giun móc là bệnh nhiễm giun tròn trong ruột người. Giun móc ký sinh trong cơ thể bằng cách ngoạm 2 đầu móc vào niêm mạc ruột để hút máu. Mỗi ngày, loài ký sinh trùng này hút khoảng 0,2-0,34 ml máu từ cơ thể vật chủ.
Người bị giun móc ký sinh có thể phát ban, ngứa, gặp các vấn đề về đường hô hấp, đường tiêu hóa, cuối cùng là thiếu máu do mất máu liên tục. Người lớn và trẻ em đều có thể nhiễm giun móc.
Giun móc hút máu trong ruột để sinh trưởng và phát triển. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu và protein. Thiếu máu nặng có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, chuột rút cơ, khó thở và đau ngực.
Trẻ nhiễm giun móc trong thời gian dài có thể bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu chất sắt và protein. Điều này có thể làm chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ.
Bác sĩ Huyền khuyến cáo người dân nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho cả người lớn và trẻ em, thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi. Bên cạnh đó, người dân cũng cần giữ vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn.
Bệnh Alzheimer không chỉ gây nên chứng sa sút trí tuệ, mất trí nhớ. Khi bước vào giai đoạn nặng hơn, trong tâm trí của người bệnh sẽ xuất hiện ảo giác, gây nên chứng hoang tưởng. Những lời khuyên của tác giả - bác sĩ Lee Kang Joon trong cuốn sách Cẩm nang chăm sóc người bị đãng trí sẽ giúp bạn đọc chăm sóc người thân bị chứng đãng trí một cách hiệu quả hơn.