Gần đây, tôi thường bị tiêu chảy, thỉnh thoảng đi tiêu có dính máu. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi mắc ung thư đại trực tràng? Bệnh này có khả năng chữa khỏi không?
ThS.BS Nguyễn Văn Hùng, khoa Ung bướu và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Theo GLOBOCAN, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế ước tính có khoảng 19.292.789 ca ung thư mới và 9.958.133 ca tử vong do ung thư trong năm 2020. Trong đó, ung thư đại trực tràng có tỷ lệ mắc 10% và tỷ lệ tử vong là 9,4%.
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong số bệnh ung thư hay gặp, đứng vị trí thứ 5 trong các bệnh ung thư.
Người bệnh thường gặp các triệu chứng cảnh báo sau:
- Triệu chứng cơ năng:
- Chảy máu trực tràng: Đi ngoài màu sắc dạng lờ lờ máu cá, như nước rửa thịt, ra máu đỏ tươi từng đợt hoặc kéo dài.
- Rối loạn lưu thông ruột: Là dấu hiệu sớm, thay đổi thói quen đại tiện, thay đổi giờ giấc, số lần đi ngoài, có khi bị táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ cả táo và tiêu chảy.
- Thay đổi khuôn phân: Phân có thể bị dẹt, vẹt góc hoặc có những rãnh. Vết trên khuôn phân được tạo ra do khối u ở trực tràng.
- Đau vùng hạ vị, buồn đi ngoài, cảm giác đi ngoài không hết phân.
- Biểu hiện biến chứng của u như bán tắc ruột, tắc ruột, thủng ruột gây viêm phúc mạc.
- Triệu chứng thực thể:
Triệu chứng toàn thân
- Thiếu máu: Do chảy máu trực tràng kéo dài, da xanh, niêm mạc nhợt, xét nghiệm thấy giảm hồng cầu, huyết sắc tố.
- Gầy sút: Bệnh nhân có thể sút 5-10 kg trong vòng 2-4 tháng, suy kiệt.
- Hạch ngoại vi thường là hạch thượng đòn trái.
Thăm khám cơ quan tổn thương
- Có thể sờ thấy u qua thành bụng hoặc qua thăm khám trực tràng nếu u ở trực tràng, ống hậu môn.
- Thăm trực tràng đánh giá mức xâm lấn ung thư bằng cách xác định mức di động của u so với thành trực tràng và với tổ chức xung quanh.
- Khám toàn thân để phát hiện di căn gan, hạch ngoại vi, dịch cổ trướng, di căn buồng trứng ở phụ nữ, giúp đánh giá mức độ tiến triển bệnh.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ trên, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám cận lâm sàng để được chẩn đoán chính xác tình trạng.
Chẩn đoán chính xác giai đoạn đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh. Giai đoạn càng sớm, tiên lượng bệnh càng tốt; ngược lại, khi giai đoạn càng muộn, khả năng điều trị càng khó khăn.
Tỷ lệ sống thêm 5 năm với giai đoạn I là 90%, giai đoạn II là 60-85%, giai đoạn III là 27-60% và giai đoạn IV là 5-10% (có xu hướng cải thiện với tiến bộ điều trị). Chẩn đoán giai đoạn bệnh đúng giúp lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh.
Nhìn chung, ung thư trực tràng có thể chữa khỏi khi bệnh lý được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, ngay khi có có các dấu hiệu bất thường của bệnh lý, người bệnh nên tới các trung tâm, cơ sở y tế để được chẩn đoán tình trạng nhanh chóng nhất.
Bên cạnh đó, để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, mỗi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư đại trực tràng để kịp thời phát hiện bệnh.
Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?
Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.