Ở trẻ em, thiếu kẽm gây ra chứng chậm phát triển, phát dục muộn, dễ nhiễm khuẩn và tiêu chảy, các yếu tố này gây thiệt mạng khoảng 800.000 trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm. Các enzym liên kết với kẽm trong trung tâm phản ứng có vai trò sinh hóa quan trọng như alcohol dehydrogenase ở người. Ngược lại, việc tiêu thụ quá mức kẽm có thể gây ra một số chứng như hôn mê, bất động cơ và thiếu đồng.
Cơ thể thiếu kẽm thường thấy trong các trường hợp: lượng kẽm hấp thụ kém, tăng thất thoát kẽm khỏi cơ thể, hay nhu cầu cơ thể về chất kẽm gia tăng.
Ảnh minh họa. |
Dấu hiệu và triệu chứng thiếu kẽm gồm lớn chậm, rụng tóc, tiêu chảy, cơ quan sinh dục trưởng thành chậm và bất lực, thương tổn ở da, mắt và ăn mất ngon. Sụt cân, vết thương chậm lành, vị giác bất thường và chứng ngủ lịm do não bộ cũng có thể xảy ra. Chứng thiếu máu đáp ứng với chất bổ dưỡng sắt. Một số người xơ gan bị thiếu kẽm do không giữ được kẽm.
Dấu hiệu sinh hóa đi kèm với thiếu kẽm gồm giảm mức kẽm trong huyết thanh (< 70 mcg/dl hay <10.7 micromol/L), giảm alkaline phosphatase, alcohol dehydrogenase trong võng mạc (không thấy ban đêm) giảm testosterone trong huyết tương và hỏng chức năng hoạt động của tế bào lymphô T, giảm tổng hợp chất tạo keo (collagen) từ đó vết thương không liền được và giảm hoạt động của RNA polymerase trong nhiều mô.
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu kẽm, bữa ăn sẽ không còn thấy ngon miệng vì kẽm là một khoáng chất vô cùng quan trọng giúp tăng cường vị giác.
Giải pháp có thể tự điều chỉnh là hãy bổ sung kẽm cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như ngao, sò, hàu, cá biển... Trứng gà, các loại thịt đỏ và các thực phẩm họ đậu cũng rất giàu loại khoáng chất này. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung kẽm bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.