1. Kích thước bàn tay phù hợp: Piano đòi hỏi phải có bàn tay đủ lớn và linh hoạt để bấm các phím đàn. Vì thế, trước khi cho trẻ học piano, phụ huynh cần đảm bảo bàn tay và ngón tay trẻ đủ lớn. Nguyên tắc cơ bản để xác định kích thước bàn tay phù hợp là 5 ngón tay của trẻ có thể thoải mái đặt trên 5 phím đàn liên tiếp nhau mà không cần phải căng ra. Ảnh: Megan Fox Piano Studio. |
2. Đam mê âm nhạc: Đây được cho là yếu tố quan trọng quyết định sự tiến bộ khi trẻ học piano. Nếu có đam mê, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và yêu thích luyện tập. Ngược lại, trẻ không có đam mê sẽ thấy khó khăn và áp lực với việc học đàn. Để nuôi dưỡng niềm đam mê âm nhạc, cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc, cùng trẻ hát, nhảy với những giai điệu vui tươi, nhiều màu sắc. Ảnh: Music Industry How To. |
3. Khả năng phân biệt trái-phải tốt: Chơi piano yêu cầu sử dụng cả hai tay. Trẻ phải có khả năng phân biệt trái-phải. Điều này giúp giáo viên dạy đàn thuận tiện hơn, trẻ cũng tiếp thu nhanh hơn. Ảnh: Piano Club. |
4. Các ngón tay cử động độc lập: Chơi piano đòi hỏi nhạc công phải điều khiển các ngón tay độc lập, linh hoạt. Nếu các ngón tay của trẻ chưa thực sự linh hoạt, phụ huynh có thể giúp trẻ thực hiện các bài luyện tập đơn giản. Ảnh: Piano For Little Hands. |
5. Khả năng tập trung cao: Trẻ vốn tò mò và dễ bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh. Nếu trẻ không tập trung, việc học đàn dễ bị gián đoạn, hiệu quả học tập không cao. Vì thế, trước khi cân nhắc việc cho con học piano, cha mẹ cần xác định trẻ có thể tập trung ít nhất trong 30 phút. Ảnh: Ogden Piano Gallery. |
6. Biết đếm các con số cơ bản: Âm nhạc chứa đựng những yếu tố Toán học. Trẻ cần biết đếm những số cơ bản, ít nhất là biết đếm đến 4, vì đây là thước đo phổ biến nhất của âm nhạc. Khả năng đếm sẽ giúp trẻ nắm được cái khái niệm về thời gian, nhịp điệu. Ảnh: Pianist Magazine. |