Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa axit

Tăng cân, mệt mỏi, yếu xương, đau cơ, thiếu ngủ là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy nồng độ axit thừa quá mức trong cơ thể.

Dau hieu co the thua axit anh 1
Tăng cân: Theo Boldsky, nếu cơ thể có quá nhiều axit, trong khi lại thiếu kiềm, các chất thải bị kẹt bên trong, dẫn đến sự hình thành các chất thải dư thừa. Điều này làm nồng độ axit cơ thể cao, khiến các cơ quan phải làm việc cật lực để loại bỏ nhưng không hết, dẫn đến các mô mỡ tích tụ, do đó gây tăng cân.
Dau hieu co the thua axit anh 2
Yếu xương: Khi cơ thể thừa axit, các khoáng chất quan trọng cho các cơ quan và mô tế bào hoạt động, đặc biệt là canxi bị tàn phá. Lâu dần điều này dẫn đến cấu trúc xương giòn, yếu.
Dau hieu co the thua axit anh 3
Vấn đề răng miệng: Tương tự như xương, lượng canxi trong răng bị giảm đi khi cơ thể thừa axit. Sức khỏe răng miệng sẽ đi xuống, tạo điều kiện cho vi khuẩn miệng phát triển, dẫn đến sâu răng và một số vấn đề khác.
Dau hieu co the thua axit anh 4
Mệt mỏi: Độ chua do axit nhiều trong cơ thể tạo điều kiện cho virus, nấm và vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh trong môi trường axit. Điều này dẫn đến hệ miễn dịch và làm cạn kiệt cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi thường xuyên.
Dau hieu co the thua axit anh 5
Vấn đề da: Tính axit dẫn đến tích tụ độc tố, gây hại cho da. Nó gây suy giảm lưu lượng máu, và da không thể loại bỏ độc tố thông qua mồ hôi, dẫn đến một số rối loạn da như mụn trứng cá, phát ban.
Dau hieu co the thua axit anh 6
Đau cơ: Nồng độ axit vượt quá mức có thể khiến co thắt cơ bắp và cơ thể không thể chuyển hóa oxy đến các mạch máu. Do đó, các cơ bắp sẽ thiếu oxy, gây đau nhức cơ bắp.
Dau hieu co the thua axit anh 7
Mất ngủ: Mệt mỏi, kiệt sức và mất ngủ chỉ ra mức độ pH thấp trong cơ thể. Giấc ngủ thiếu chất lượng làm cho bạn mệt mỏi và yếu. 

Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra nếu cơ thể thừa axit:
- Suy giảm miễn dịch
- Đau lưng, cổ
- Rối loạn hô hấp
- Các vấn đề về tim mạch như co mạch, rối loạn nhịp tim
- Nhiễm trùng thận, bàng quang
- Lão hóa sớm
Cách giảm độ axit trong cơ thể:
- Kiểm tra độ pH thường xuyên
- Uống nhiều nước
- Hạn chế/tránh các thực phẩm có tính axit như trứng, đậu nành, mật ong nguyên chất, khoai tây, muối...
- Tránh ăn những thực phẩm chế biến
- Thay thế các loại sữa bằng sữa dừa hoặc sữa hạnh nhân
- Thêm các loại nước hoặc sinh tố màu xanh lá cây vào chế độ ăn hàng ngày
- Tập thể dục đều đặn
- Thiền để giảm stress



Phương Mai

Ảnh: Boldsky

Bạn có thể quan tâm