Mệt mỏi, uể oải là một trong những triệu chứng điển hình của gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ. Ảnh: Verywellfamily. |
Chế độ ăn uống không lành mạnh cùng với lối sống ít vận động do dành quá nhiều thời gian cho màn hình đang khiến trẻ có nguy cơ mắc một số bệnh do thói quen ngay từ khi còn nhỏ. Chế độ ăn nhiều đường, chất béo và calo có thể gây gan nhiễm mỡ ở trẻ em.
Nhiều trẻ em có thể không có bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng này, nếu tổn thương lớn hơn, trẻ có thể bị đau bụng, mệt mỏi hoặc vàng da. Để điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ em, cha mẹ phải thay đổi lối sống phù hợp. Trái cây, rau, quả hạch, hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác phải được thêm vào chế độ ăn uống và phải khuyến khích tập thể dục hàng ngày và thời gian vui chơi.
Nguyên nhân
Theo Hindustan Times, tiến sĩ Vaibhav Meshram, bác sĩ Nhi khoa, Phòng khám Ruby Hall (Ấn Độ), cho biết gan nhiễm mỡ ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến và thường liên quan đến bệnh béo phì, do lượng mỡ dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ ở gan, dẫn đến viêm và tổn thương tế bào gan. Bệnh tiểu đường type II và hội chứng chuyển hóa cũng liên quan đến bệnh này.
Tiến sĩ Vaibhav cho biết chế độ ăn uống không lành mạnh và lười vận động là thủ phạm chính trong những trường hợp như vậy nhưng các yếu tố di truyền, bệnh tật hoặc việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân.
"Gan nhiễm mỡ ở trẻ em có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều đường, chất béo và calo, thiếu hoạt động thể chất và khuynh hướng di truyền. Tình trạng này cũng có thể do một số loại thuốc và bệnh lý nhất định gây ra, chẳng hạn bệnh Wilson's, viêm gan C và suy giáp", chuyên gia này nói.
Một số điều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở con bạn, bao gồm:
- Bị thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt ở vùng bụng.
- Bị tiểu đường hoặc kháng insulin.
- Mức độ cao của chất béo trong máu.
- Là nam.
Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao. Ảnh: Vocalmedia. |
Triệu chứng
Một số trẻ không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh gan nhiễm mỡ. Gọi cho bác sĩ nếu con bạn phát triển bất kỳ triệu chứng gan nhiễm mỡ nào dưới đây:
- Đau ở phần trên bên phải của bụng.
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu.
- Vàng da (vàng da hoặc mắt).
- Nồng độ men gan trong máu cao hơn.
- Gan hoặc lá lách (cơ quan nhỏ giúp lọc máu) lớn hơn bình thường.
- Khó thở, đặc biệt là khi tập thể dục.
Theo tiến sĩ Vaibhav, trẻ em mắc gan nhiễm mỡ thường nhẹ, một số trường hợp có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng, trẻ có thể bị đau bụng, mệt mỏi và vàng da (vàng da và mắt). Thậm chí, bệnh có thể dẫn đến viêm và sẹo ở gan, dẫn đến tổn thương gan và thậm chí là suy gan.
Theo Medical News Today, các bác sĩ khuyến cáo nên tầm soát sớm để phát hiện gan nhiễm mỡ trước khi bệnh tiến triển thành xơ gan. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gan mạn tính và ghép gan ở trẻ lớn. Xơ gan là bệnh giai đoạn cuối, không thể đảo ngược khi mô sẹo thay thế mô gan và cơ quan này bị tổn thương vĩnh viễn.
Một đứa trẻ có thể cần ghép gan nếu xơ gan dẫn đến suy gan. Xơ gan liên quan đến gan nhiễm mỡ cũng có thể dẫn đến ung thư gan. Cha mẹ hoặc người chăm sóc nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và đảm bảo rằng con của họ được điều trị thích hợp.
Việc chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em thường được thực hiện thông qua xét nghiệm máu, nghiên cứu hình ảnh (chẳng hạn siêu âm) và sinh thiết gan trong một số trường hợp.
"Giảm cân, tập thể dục và chế độ ăn uống bổ dưỡng là những ví dụ về các phương pháp điều trị thay thế. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần dùng thuốc để giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương thêm cho gan", bác sĩ Vaibhav khuyến cáo.
Cách phòng bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Phòng ngừa liên quan đến việc khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất. Thực hiện một số thay đổi lối sống nhất định có thể giúp đảo ngược hoặc kiểm soát sự tích tụ chất béo trong gan của trẻ, bao gồm:
- Tập thể dục thường xuyên và tham gia các hoạt động thể thao.
- Duy trì cân nặng vừa phải.
- Có chế độ ăn uống cân bằng.
- Giới hạn kích thước khẩu phần ăn.
- Giảm cholesterol và chất béo trung tính.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Nhờ tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được hỗ trợ và hướng dẫn khi thực hiện các thay đổi lối sống trên.
Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?
Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.