Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng

Mụn nhọt bị nhiễm trùng là tình trạng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe như nhiễm khuẩn huyết, viêm nhiễm ở van tim, khớp, phủ tạng, thận, xương.

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông, tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh. Ảnh: Belezadicas.

Bác sĩ tại khoa Hồi sức tích cực Ngoại, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho biết đơn vị này thường xuyên tiếp nhận bệnh nhi bị nhọt nhiễm trùng sâu, gây biến chứng nghiêm trọng.

Theo các bác sĩ, mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông, tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh. Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu vàng.

Biểu hiện ban đầu của mụn nhọt là xuất hiện các nốt sẩn đỏ ở nang lông rồi to dần lên trong vòng 2-4 ngày. Trên đầu nốt nhọt xuất hiện ngòi mủ (dấu hiệu mụn nhọt chín). Kích thước nhọt khoảng 1-2 cm, có thể lên tới 5 cm hoặc mọc thành cụm.

Ở trẻ em, bệnh lý này thường gặp vì hiếu động, vận động nhiều, ý thức giữ gìn vệ sinh tay, cơ thể chưa tốt. Tiến triển của mụn nhọt từ khi bắt đầu tới khi khỏi là khoảng một tuần. Ban đầu, nhọt cứng, dần mềm rồi vỡ hoặc rò mủ, có thể để lại sẹo to. Chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường gặp ở vùng râu cằm, nách, mông, sau gáy...

    nhot nhiem trung anh 1

    Ổ áp xe lớn trên mặt sau khi tự chữa nhọt. Ảnh: BV.

    Các bác sĩ nhấn mạnh biến chứng tại chỗ nhọt có thể là nhiễm khuẩn lan rộng hoặc nguy cơ gây nhiễm khuẩn máu. Khi bị nhiễm trùng mụn nhọt, trẻ thường có các biểu hiện sau:

    • Các nhọt xuất hiện gần nhau tạo thành cụm nhọt, nốt ban đầu có kích thước nhỏ, có thể tăng tới kích thước lên tới 5 cm, khiến một vùng da bị nhiễm trùng, rãnh nối với nhau bên dưới da.
    • Vùng da khu vực nổi nhọt bị đỏ, sưng nóng và đau.
    • Bên trong các nốt nhọt chứa đầy mủ, nhìn thấy đầu trắng trên nốt mụn, cuối cùng bị vỡ và chảy dịch ra ngoài.
    • Bệnh nhân có thể bị sốt và sưng hạch.

    Nếu bị sốt cao, đi kèm các triệu chứng toàn thân nặng, bệnh nhân cần theo dõi xem có biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm tắc tĩnh mạch hay không. Ngoài ra, vi khuẩn có thể đi theo đường máu gây viêm nhiễm ở van tim, khớp, phủ tạng, thận, các xương dài...

    Vậy nên, nếu xuất hiện quá nhiều nhọt vào cùng một thời điểm, cả cụm nhọt hoặc có các biểu hiện như trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

    Theo bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Ngoại, không biện pháp nào giúp phòng ngừa hoàn toàn khả năng bị mụn nhọt. Tuy nhiên, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn - nguyên nhân chính gây mụn nhọt cho trẻ:

    • Giáo dục trẻ thói quen rửa tay với xà phòng và nước sạch.
    • Giữ vết thương luôn khô ráo, sạch sẽ. Nếu có các vết trầy xước, vết cắt hoặc vết thương hở trên da, hãy giữ vệ sinh các vết thương, đảm bảo sự khô ráo cho tới khi lành lại hẳn.
    • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với những người khác.
    • Xây dựng lối sống và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

    Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y

    Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

    Nhận biết các loài ong và cách xử lý khi bị đốt

    Khi chơi đùa tại nơi nhiều cây cối, trẻ dễ bị ong đốt, một số trường hợp có thể nhập viện. Việc nhận biết từng loài ong có thể giúp ích cho quá trình điều trị cho trẻ.

    Phương Anh

    Bạn có thể quan tâm