Bà N.T.A. (54 tuổi, ngụ huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk) bị sốt xuất huyết nhưng cứ nghĩ bị cảm cúm, sốt siêu vi nên chỉ mua thuốc hạ sốt về uống. Sau 3 ngày, bệnh vẫn không đỡ, bà liên tục sốt cao 39-40 độ C, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, không ăn uống được kèm nôn ói nhiều nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên kiểm tra.
Bà A. vào viện trong tình trạng sốt cao liên tục, có chấm sốt xuất huyết vùng mặt, huyết áp tụt, tiểu cầu giảm, mạch nhanh khó bắt, men gan tăng.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc sốt xuất huyết chuyển nặng. May mắn, sau điều trị 10 ngày, sức khoẻ bà A. đã dần hồi phục.
Muỗi vằn trưởng thành cắn vào người. Khi cắn, muỗi vằn truyền virus Dengue, tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: CDC Mỹ |
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên, truyền từ người sang người, chủ yếu là do muỗi đốt. Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu kéo dài khoảng 2-3 ngày, bệnh nhân sốt cao liên tục, khó hạ sốt, đau đầu, đau mỏi người... Lúc này, triệu chứng bệnh giống các sốt do virus khác, chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm. Lúc này, triệu chứng sốt thường nhẹ, dễ bị bỏ qua.
Giai đoạn 2 kéo dài từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Lúc này, bệnh nhân bắt đầu hạ sốt nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch, gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, có thể gây xuất huyết, nổi mẩn đỏ ở các mức độ khác nhau.
Một số bệnh nhân bắt đầu chảy máu bất thường do giảm tiểu cầu như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt nhiều bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen...
Giai đoạn 3 bắt đầu từ ngày thứ 7 trở đi, các triệu chứng trên sẽ hồi phục, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa trong vài ngày.
Theo bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, so với các loại sốt khác như sốt phát ban, sốt siêu vi, triệu chứng sốt thường kéo dài từng cơn, kèm các triệu chứng viêm ở đường hô hấp trên như ho, chảy nước mũi, đau họng, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban...
Ngoài các dấu hiệu đặc trưng như sốt cao kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban... các biểu hiện khác của sốt xuất huyết Dengue rất giống với các dạng sốt siêu vi hay sốt phát ban thông thường khác. Để phân biệt được bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt là các nốt nổi mẩn đỏ.
Theo đó, mẩn đỏ trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Nếu vết ban đỏ vẫn còn hoặc biến mất rất chậm, đó có thể là ban sốt xuất huyết.
Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể dễ nhầm lẫn với sốt phát ban hoặc sốt siêu vi, thương hàn… khiến nhiều người chủ quan không đi khám bệnh, tự điều trị bệnh tại nhà không đúng phác đồ. Điều này có thể khiến bệnh diễn biến nặng lên, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh nhưng không phân biệt được, mọi người nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp.
"Điều đáng lưu ý nhất là ở sốt phát ban hoặc sốt do virus thông thường, khi bệnh nhân bớt sốt nghĩa là bệnh đã khỏi dần. Tuy nhiên, với sốt xuất huyết Dengue, khi bớt sốt là người bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn biến chứng nguy hiểm, cần phải đến cơ sở y tế để khám, xét nghiệm theo dõi hàng ngày để phát hiện sớm những biến chứng và xử trí kịp thời", bác sĩ Lâm nhấn mạnh.
Học cách già đi
Bước vào tuổi xế chiều, nhiều người cảm thấy hụt hẫng. Họ không còn công việc để làm, mất đi sự năng động vốn có và trở nên tự ti. Về già, hãy học cách yêu cuộc đời một lần nữa.
Trong cuốn sách Khoa học tâm thức, Carl Jung mổ xẻ một số lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất trong tâm lý học phân tích: Phân tích giấc mơ, vô thức nguyên thủy và mối quan hệ giữa tâm lý học và tôn giáo. Ông cũng xem xét những khác biệt giữa lý thuyết của mình và của Freud, cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phân tâm học.