Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Dấu hiệu thận đang dần mất chức năng, nên đi khám sớm

Tôi được biết khi thận không khỏe cơ thể sẽ "đánh tiếng" bằng cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc đau quặn bụng. Ngoài ra, tôi có thể nhận biết bệnh này qua dấu hiệu nào khác không?

Tôi được biết khi thận không khỏe, cơ thể sẽ "đánh tiếng" bằng cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc đau quặn bụng. Ngoài ra, tôi có thể nhận biết bệnh này qua dấu hiệu nào khác không?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thủy, Phó Trưởng khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội

Bệnh thận là thuật ngữ chung dùng để chỉ những trường hợp thận bị tổn thương, hư hỏng và không thể lọc máu theo cách bình thường. Khi cơ quan này phát sinh vấn đề, chúng sẽ "đánh tiếng" ra bên ngoài bằng hàng loạt triệu chứng điển hình.

Không chỉ đau quặn ở vùng thận, hố sườn lưng hay thắt lưng, người bị thận hư còn có các dấu hiệu toàn thân khác.

Da khô và ngứa

Khi thận mất khả năng duy trì cân bằng mật độ khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu, một loạt các bệnh lý liên quan xương và chất khoáng có thể phát sinh, gây ngứa hoặc khô da.

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng dẫn đến sự tích tụ độc tố cũng như tạp chất trong máu. Điều này khiến lượng oxy và dưỡng chất trong hồng cầu giảm theo, người bị bệnh thận thường kèm theo thiếu máu, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.

Khó ngủ

Khi hoạt động lọc - thải của thận không như bình thường, các độc tố sẽ tích tụ trong máu thay vì được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh thấy khó ngủ.

Chán ăn, buồn nôn

Khi thận suy, các độc tố tăng cao, người bệnh thấy chán ăn, buồn nôn, hơi thở có mùi hôi, khó chịu.

Thiếu máu

Người bệnh có da xanh xao, nhợt nhạt. Đặc biệt, nếu thiếu máu nặng, bạn có thể thấy hụt hơi, hoa mắt, chóng mặt, hạn chế vận động do mệt…

Tăng huyết áp

Khi tăng huyết áp, bạn cần kiểm soát tốt, theo dõi định kỳ để phát hiện các biến chứng, đặc biệt ở thận.

Để có kết luận chính xác, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm kiểm tra. Từ đó, các bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ đánh giá chức năng của thận, có những chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

3 lý do khiến trẻ dễ bị tiêu chảy cha mẹ cần biết

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp dễ làm cho trẻ nhỏ bị mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, li bì. Tiêu chảy kéo dài còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Độc giả Minh Thuận

Bạn có thể quan tâm