Theo The Star, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Singapore (DFA) Ma. Teresita Daza ngày 31/7 xác nhận thông tin nước này ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên là người nhập cảnh.
Bộ Y tế Singapore cho biết bệnh nhân là người Philippines, 31 tuổi, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus đậu mùa khỉ vào ngày 25/7. Ông ta cho biết bản thân bị sốt lần đầu tiên vào ngày 21/7, trước khi xuất hiện vết phát ban trên mặt và cơ thể. Sau đó, ngày 24/7, người này đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Singapore và nhập viện cùng ngày.
Bộ Y tế Singapore cho biết tình trạng của bệnh nhân đã ổn định, đồng thời trấn an người dân đậu mùa khỉ không giống Covid-19 lây lan qua không khí.
Trước đó, Bộ Y tế Singapore cho biết quốc đảo đã phát hiện tổng cộng 11 ca mắc đậu mùa khỉ trong cộng đồng. Bệnh nhân mới nhất được phát hiện vào ngày 27/7, một người đàn ông Singapore 32 tuổi. Ông này có kết quả dương tính với virus sau 2 tuần bị sốt (từ 12/7). Cơ thể bệnh nhân cũng có nhiều vết tổn thương, phát ban.
Các chuyên gia nhấn mạnh căn bệnh này không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục. WHO nhiều lần cảnh báo về sự kỳ thị xung quanh căn bệnh này. Kỳ thị có thể ngăn cản những người bị nhiễm bệnh tìm cách điều trị.
Tiến sĩ Tedros cho biết: “Kỳ thị và phân biệt đối xử có thể nguy hiểm như bất kỳ loại virus nào và có thể làm bùng phát dịch bệnh". Như vậy, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tổng cộng 11 quốc gia, vùng lãnh thổ tại châu Á đã phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ, gồm Israel (133), Singapore (12), Ấn Độ (4), Thái Lan (2), Đài Loan (2), Qatar (2), Cộng hòa Georgia (1), Hàn Quốc (1), Campuchia (1), Nhật Bản (1), Philippines (1).
Trên toàn cầu, 22.485 ca mắc được ghi nhận ở 79 quốc gia. Đặc biệt, Tây Ban Nha và Brazil đã phát hiện 3 ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ. Đây là những quốc gia đầu tiên bên ngoài châu Phi ghi nhận người tử vong.
Ngày 27/7, Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cách tốt nhất để bảo vệ khỏi đậu mùa khỉ là “giảm nguy cơ phơi nhiễm”. Ông Tedros đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học New England cho thấy 98% người nhiễm bệnh là nam giới đồng tính hoặc lưỡng tính, 95% trường hợp lây truyền qua hoạt động tình dục.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.
Dịch Đậu mùa khỉ
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong 2 năm.
Hàn Quốc xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Đến nay, tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hàn Quốc 16 trường hợp, đa số không có lịch sử du lịch nước ngoài.
Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ
Nghiên cứu cho biết nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ, người nhiễm HIV sẽ hình thành các vết loét lớn khắp cơ thể và có nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Bệnh lây qua đường tình dục bùng phát mạnh trên toàn cầu
Mặc cho tương tác xã hội bị giảm đi nhiều trong 3 năm đại dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn gia tăng trên toàn thế giới.
WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Theo The Siasat Daily, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát mạnh mẽ của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).