Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dạy học sinh cá biệt: Chấp nhận làm tổn thương học sinh?

Cô Lê Thị Thanh Nguyệt, hiệu trưởng trường THPT dân lập Phạm Ngũ Lão (TP HCM) cho rằng, để dạy học sinh cá biệt, phải có người giơ cao, có người đánh khẽ thì mới hiệu quả.

Cô Nguyệt kể lại, trong trường có những học sinh thật sự rất hư. Có em ra ngoài cổng trường che mặt, dùng mũ cối đánh bạn chảy máu đầu, phải vào viện khâu mấy mũi. Có em lôi kéo một nhóm học sinh cứ buổi tối là đến nhà một bạn khác bấm chuông rồi chửi bố em kia suốt cả tuần lễ. Rồi thì học sinh hút thuốc lá, yêu đương tùm lum…

“Thành phần học sinh rất phức tạp nên cũng có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười. Nhưng là học sinh của mình không thể bỏ được, “đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại”, lôi học sinh lại nhưng bắt học sinh phải sửa”, cô Nguyệt tâm sự.

Một biên bản xử phạt học sinh cá biệt của Trường THPT Phạm Ngũ Lão.
Một biên bản xử phạt học sinh cá biệt của trường THPT Phạm Ngũ Lão.

Biện pháp phổ biến được áp dụng tại trường THPT Phạm Ngũ Lão là khi có học sinh vi phạm nghiêm trọng, hiệu trưởng ra quyết định đình chỉ học tập, hạ xuống hạnh kiểm yếu, nhưng giáo viên vẫn bố trí chỗ ngồi cho học sinh bên ngoài cửa lớp để chép bài sau khi em đã làm bản kiểm điểm, cam kết không tái phạm.

Bài toán lớp 4 hại não: Tìm cách chia dầu trong can

Đề bài được trích trong cuốn sách "54 bài toán vui lớp 4".

Sau một khoảng thời gian ngồi chép bài bên ngoài (có thể 1-2 tuần), học sinh đó được tất cả các giáo viên bộ môn xác nhận đã chép bài, trả bài đầy đủ sẽ được nhận lại vào lớp. Tập thể lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đứng ra bảo lãnh cho học sinh vi phạm, mức hạnh kiểm yếu sẽ bị treo đến cuối năm, tùy vào mức độ sửa sai, cố gắng của học sinh để nhà trường đánh giá, xếp loại rồi mới ghi vào sổ học bạ.

Rắn hơn, hiệu trưởng còn đặt ra mức phạt, nếu tập thể lớp bảo lãnh không thành công, học sinh đó vẫn không tiến bộ thì cả lớp chịu mức hạnh kiểm trung bình; giáo viên chủ nhiệm bảo lãnh không thành công sẽ bị đình chỉ công tác.

Cô Nguyệt khẳng định: “Giáo dục một học sinh hư cũng là nhằm giáo dục cả lớp. Hiệu trưởng giơ cao thì giáo viên sẽ đánh khẽ, chỉ nhằm răn đe để học sinh có ý thức hơn. Tôi nghĩ biện pháp này không sai vì nhờ vậy, tôi đã lôi được học sinh của mình trở về trường”.

Cũng sử dụng biện pháp đặc biệt tương tự như thế là trường THPT Nguyễn Khuyến (TP HCM). Tùy mức độ vi phạm kỷ luật, học sinh sẽ bị đứng ở cuối lớp để học và chép bài, bị chuyển sang lớp khác trong một khoảng thời gian…

Thầy Nguyễn Văn Hà, Tổng quản nhiệm cơ sở 3A, THPT Nguyễn Khuyến cho biết, cách làm của nhà trường là giáo viên đưa ra mức kỷ luật nặng, công khai trước tập thể lớp, phụ huynh cùng học sinh xin cam kết, bảo lãnh nhằm làm gương cho các học sinh khác. Ông Hà khẳng định, có áp dụng biện pháp nào cùng chỉ nhằm răn đe, làm học sinh sợ và không dám vi phạm những lần khác.

Có ý kiến cho rằng, các biện pháp như vậy liệu có làm tổn thương đến tâm lý của học sinh hay không, thì hầu hết lãnh đạo các trường đều có chung nhận định: Phải làm như vậy mới hiệu quả trong việc giáo dục học sinh (!).

75% học sinh thiếu hiểu biết về ngành chọn học

Thiếu định hướng về nghề nghiệp là thực trạng đáng báo động của giới trẻ. 75% học sinh mơ hồ về chọn ngành học, không biết mình là ai, thích gì và muốn gì.

http://infonet.vn/day-hoc-sinh-ca-biet-chap-nhan-lam-ton-thuong-hoc-sinh-post157011.info

Theo Bạch Dương/Infonet

Bạn có thể quan tâm