![]() |
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 29 nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động dạy thêm, học thêm. Ảnh: Thành Đông. |
Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2.
Thông tư quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Với dạy thêm ngoài trường, cá nhân, tổ chức dạy thêm phải đăng ký kinh doanh, công khai các thông tin về học phí, thời lượng, môn học, thời gian, địa điểm. Cùng với đó, giáo viên không được thu tiền dạy thêm với học sinh trên lớp của mình. Giáo viên trường công lập không được tham gia quản lý và điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường...
Điều 16 Thông tư 29 quy định rõ nhà trường, cơ sở dạy thêm, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 15 Nghị định 112/2020 của Chính phủ quy định rõ các hình thức xử lý kỷ luật với viên chức dạy thêm trái quy định. Theo đó, viên chức dạy thêm không giữ chức vụ quản lý trong nhà trường sẽ chịu các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.
Giáo viên là viên chức dạy thêm khi đang đảm nhận chức vụ quản lý phải chịu hình thức kỷ luật cao hơn, tùy vào mức độ sai phạm, gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc.
Trong đó, hình thức cao nhất là kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức vi phạm một trong những hành vi sau:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm.
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 nghị định này.
- Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 nghị định này.
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, nếu vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần, giáo viên có thể đối mặt với hình thức xử lý buộc thôi việc.
Người đứng đầu đơn vị sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để ra quyết định xử lý kỷ luật phù hợp với giáo viên có hành vi dạy thêm không đúng với quy định. Ngoài ra, một số trường hợp giáo viên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, tại Nghị định 122/2021 của Chính phủ, trường hợp dạy thêm có thu tiền ngoài nhà trường nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng.
Dạy thêm với quy mô doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân) mà không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 50-100 triệu đồng.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.