Đề thi tham khảo môn Lịch sử THPT quốc gia 2019 của Bộ GD&ĐT như sau:
Đề thi tham khảo môn Địa lý THPT quốc gia 2019 của Bộ GD&ĐT như sau:
Đề thi tham khảo môn Giáo dục Công dân THPT quốc gia 2019 của Bộ GD&ĐT như sau:
Theo đánh giá của nhiều giáo viên, đề tham khảo 2019 có xu hướng an toàn hơn đề thi THPT quốc gia 2018. Cụ thể, tỷ lệ câu hỏi khó giảm hẳn, chỉ còn 6 câu, chiếm 15%. Đề tham khảo cũng không xuất hiện dạng bài mới lạ, không có câu hỏi liên hệ thực tiễn.
Điểm giống nhau giữa hai đề thi là phạm vi kiến thức (không có kiến thức lớp 10) và loại bỏ hẳn dạng bài yêu cầu ghi nhớ máy móc mốc thời gian, sự kiện lịch sử.
Ở môn Địa lý, các câu hỏi khó bắt đầu từ câu 70 đến 80. Các câu hỏi này liên quan nội dung kiến thức lớp 11 (khu vực Đông Nam Á), nội dung kiến thức lớp 12 (Địa lý kinh tế và Địa lý vùng kinh tế).
Số câu hỏi thực hành giữ nguyên tỷ lệ như đề thi năm 2018 (15 câu thực hành, trong đó 11 câu Atlat). So với đề thi năm 2018, đề tham khảo 2019 không xuất hiện thêm các dạng câu hỏi mới lạ.
Đề thi vẫn nêu ra một vấn đề mang tính thực tiễn - biển đảo Việt Nam - cụ thể ở câu 60 về ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế.
Đề thi Giáo dục Công dân được đánh giá tương đối hay và đề cập nhiều vấn đề thời sự, xã hội, khi 40% câu hỏi vận dụng tình huống thực tế. Từ câu 100 của đề thi bắt đầu có sự phân hóa (50% tổng số câu hỏi dùng để xét tốt nghiệp, 50% câu hỏi được dùng để phân loại thí sinh).
Cũng giống đề thi THPT quốc gia năm 2018, đề tham khảo năm 2019 xuất hiện nội dung của chương trình lớp 11, với tỷ lệ 10%; còn lại là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chủ yếu ở cấp độ nhận biết.
Khoa học Xã hội là tổ hợp môn thi cuối cùng trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Thí sinh làm bài thi vào sáng 27/6: