Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề Văn 2016: Khơi sâu mạch cảm xúc cho thí sinh

Sáng 2/7, nhiều thí sinh kết thúc bài thi Ngữ văn sớm. Một số em cho biết đề Văn 2016 hay, có câu nghị luận xã hội mở. Một số giáo viên cũng đồng tình với nhận xét này.

9h30, tại điểm thi Đại học Bách Khoa Hà Nội, một số thí sinh ra sớm. Em Nguyễn Trung Đạt, trường THPT Phú Xuyên A cho biết: Đề thi năm nay khá sát với thực tế. Bài nghị luận xã hội nói về nghị lực và sự hèn nhát của con người.

Bài văn nói về phân tích cách xây dựng tình huống trong tác phẩm Vợ nhặt. "Em đã làm hết 2 tờ giấy thi trong 2 tiếng, dự đoán được 7 điểm", Đạt chia sẻ.

'Đề Văn 2016 hay vì liên quan giá trị nhân văn con người' Đó là nhận xét của thạc sĩ Nguyễn Thị Thủy Anh - Tổ trưởng tổ Xã hội, trường THPT Việt Úc (Hà Nội) - về đề Văn THPT quốc gia sáng nay.

Phấn khởi vì làm được bài

Em Nguyễn Trọng Nam (THPT Mai Thúc Loan, Hà Tĩnh) là một trong những thí sinh tại điểm thi của Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh nộp bài thi sớm. Nam cho biết làm xong bài khi hết 2/3 thời gian.

Tại điểm thi ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM), những thí sinh đầu tiên ra khỏi phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài Ngữ văn. Những em này phấn khởi cho biết làm bài khá tốt.

Trước khi bước vào buổi thi Ngữ văn, nhiều học sinh tại Đà Nẵng dự đoán đề thi sẽ có các câu hỏi liên quan biển đảo. Tuy nhiên, đề thi năm nay không đề cập đến vấn đề này mà thay vào đó là những câu hỏi về ngôn ngữ Tiếng Việt và kiến thức xã hội về "tư tưởng cá nhân".

Bạn Nguyễn Thị Diệu (hội đồng thi ĐH Bách Khoa) cho biết, đề thi năm nay khá dàn trải, đòi hỏi thí sinh phải am hiểu kiến thức xã hội.

"Đề thi này không quá khó, em dự đoán được ít nhất 7 điểm", Diệu tự tin cho hay.

De thi Ngu van anh 1
Nguyễn Trung Đạt cho biết em làm bài khá tốt và rời phòng thi sớm. Ảnh: Việt Hùng.

Khơi sâu mạch nguồn cảm xúc 

 

Theo cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội), đề thi kiểm tra kiến thức và kỹ năng cơ bản mà các em được cung cấp ở phổ thông.

 

Nội dung kiểm tra kiến thức và kỹ năng không mới, nhưng các câu hỏi đọc hiểu và nghị luận xã hội đã khơi sâu hơn mạch nguồn xúc cảm thẩm mỹ và giá trị nhân văn cho người viết, đề cập những vấn đề vừa muôn đời, vừa mang tính thời sự về cách sống trung thực, bản lĩnh, sự hoà nhập, sẻ chia trong cộng đồng.

 

Câu hỏi mở khiến thí sinh suy nghĩ về bản thân

Theo thầy Nguyễn Văn Học (giáo viên dạy Văn mới về hưu), đề thi hay, nhất là các câu hỏi liên quan "số phận của những cái liên quan tuyệt đối cá nhân" - các câu 6, 7, 8...

"Theo tôi, đây là câu hỏi mở, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức tự luận. Điều hay nhất là từ câu hỏi này, thí sinh có thể ngẫm suy về chính mình. Nếu thí sinh "không có tư tưởng cá nhân" thì sẽ làm tốt phần thi này và ngược lại. Câu hỏi mang tính giáo dục rất cao. Tổng thể đề thi cũng không khó. Tôi tin, các em sẽ làm được khoảng 70% bài thi này", thầy Học nhận định.

Tiến sĩ Phạm Hữu Cường– Giáo viên Ngữ văn Hệ thống giáo dục Hocmai cho rằng: Đề thi có cấu trúc tương tự năm 2015. Đề có kiến thức tương đối cơ bản, không quá khó với học sinh.

Phạm vi kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình ngữ văn 12. Tuy nhiên, học sinh vẫn phải nắm chắc kỹ năng làm văn từ lớp 11 mới có thể giải quyết tốt đề thi này.

Đề thi đảm bảo mục tiêu lấy kết quả để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, phân hóa tốt. "Với đề thi này, phổ điểm phổ biến sẽ nằm trong khoảng 6-7 điểm, học sinh khá giỏi có thể đạt 8 - 9 điểm, số học sinh đạt trên 9 điểm sẽ hiếm", tiến sĩ Cường nhận định.

Cấu trúc đề thi không mới nhưng có sức nặng

Thầy Hồ Hoài Khanh, giáo viên môn Văn, trường THPT Nhân Việt (TP HCM) bày tỏ quan điểm: Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2016 giống với năm ngoái, nhưng có độ “nặng” hơn, khả năng phân hóa cao hơn.

Đề thi vẫn có 3 câu hỏi hướng đến phần đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Trong đó, thí sinh làm bài tương đối dễ dàng phần đọc hiểu, vì đã được định hướng và ôn tập trước đó.

Ngữ liệu đọc hiểu rất hay và không đánh đố, dự đoán học sinh làm tốt phần này, đặc biệt là các em ở TP HCM, vì ngữ liệu đọc hiểu số 2 cũng chính là ngữ liệu trong đề thi mẫu của TP HCM năm vừa qua.

Đề thi phân hóa rõ nhất ở câu nghị luận văn học, nhận định về tình huống truyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, học sinh phải bình luận để làm rõ.

Với đề thi này, học sinh không có những đơn vị kiến thức về khái niệm “tình huống truyện”, về hệ thống tất cả các nhân vật, mà còn phải vận dụng thật tốt những kỹ năng làm văn mới có thể đạt điểm tốt.

Tính phân loại cao

Thạc sĩ Đặng Ngọc Khương, giáo viên trường THPT Quốc tế Newton (Hà Nội) nhận xét: Đề thi môn Ngữ văn hay, vừa sức và có tính phân loại cao. Nội dung kiến thức và kỹ năng phù hợp, vừa đảm bảo kiến thức cơ bản của chương trình vừa cập được những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống hiện đại.

Hiểu biết tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ dân tộc nói chung luôn là điều cần thiết đối với học sinh và đó cũng là nhiệm quan trọng của giáo dục. Bên cạnh đó, vấn đề cuộc sống trong mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, vấn đề thái độ ứng xử hèn nhát hay có dũng khí cũng là điều không thể thiếu trong việc định hướng nhân cách cho con người.

Phần đọc hiểu không đánh đố học sinh, nắm chắc các kiến thức tập làm văn và tiếng Việt như: chủ đề của đoạn văn biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt, phát hiện từ ngữ và hình ảnh thơ tiêu biểu…học sinh đã có thể đạt được ½ số điểm.

De thi Ngu van anh 2
Những thí sinh kết thúc bài làm khá sớm tại điểm thi ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP HCM). Ảnh: Phước Tuần.

Đôi chút tiếc nuối

Thầy Trịnh Quỳnh – giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) cho rằng câu nghị luận văn học mang tính truyền thống. Học sinh giỏi phải biết giải thích ý kiến tình huống bất thường và khát vọng bình thường, biết cách phân chia luận điểm rõ ràng.

Câu nghị luận xã hội đề cập tư tưởng đạo lý nhưng học sinh có thể lấy các vấn đề hiện tượng đời sống để làm sáng rõ. Đề có 2 vế, học sinh nên nhấn vào vế thứ 2, đề cao sự dũng cảm, trong đó, quan trọng nhất là dũng cảm đối diện với bản thân, tự nhận, sửa sai mới tìm được chính mình.

Theo Trịnh Quỳnh chia sẻ đôi chút tiếc nuối khi đề thi vẫn đòi học thuộc lòng văn bản nên không mới, học sinh dễ tư duy đề thi đi theo lối mòn.

Sự hèn nhát vào đề Văn THPT quốc gia 2016 Sau 9h30 sáng 2/7, nhiều thí sinh thi Ngữ văn đã rời khỏi phòng thi sớm. Một số em cho biết rất hứng thú với câu nghị luận xã hội về "sự hèn nhát khiến đánh mất bản thân".

Bài giải, đề thi môn Văn THPT quốc gia 2016

Zing.vn xin giới thiệu đề và gợi ý lời giải môn Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2016 do giáo viên trường Việt Úc (Hà Nội) thực hiện.

Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm