ĐH Hong Kong có hơn 100 giảng viên thuộc top 1% nhà khoa học thế giới
Thứ ba, 19/2/2019 14:43 (GMT+7)
14:43 19/2/2019
ĐH Hong Kong - một trong những trường tốt nhất châu Á - giảng dạy bằng tiếng Anh và có đến 111 giảng viên nằm trong nhóm 1% nhà khoa học hàng đầu thế giới.
Trong bảng xếp hạng 10 trường đại học tốt nhất châu Á năm 2019 do tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) đưa ra, Trung Quốc có tới 6 trường. Trong đó, ĐH Hong Kong (HKU) đứng thứ 2 - thứ hạng cao nhất của nước này. Ảnh: The Share.
HKU thành lập năm 1911, là cơ sở giáo dục bậc cao lâu đời nhất ở Hong Kong. Trường xếp thứ 26 trong số các đại học đi đầu về nghiên cứu trên toàn thế giới. Ảnh: HKU.
Đây cũng là trường có tính quốc tế hóa cao khi 41% sinh viên và 59,2% giáo sư của trường là người nước ngoài. Trong đó, 111 giáo sư tại HKU thuộc nhóm 1% nhà khoa học danh tiếng nhất thế giới. Ảnh: HKU.
Trường đào tạo 10 khoa, hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trong đó, ngành Nha khoa của HKU đứng số một thế giới do Times Higher Education bình chọn. Ngành Giáo dục đứng thứ 7, Kỹ thuật Xây dựng và Dân sự đứng thứ 9 và các ngành Kiến trúc, Ngôn ngữ học, Hành chính - Chính sách xã hội xếp thứ 10. Ảnh: Flickr.
Khuôn viên trường rộng hơn 0,53 km2. Tòa nhà chính được xây từ năm 1910-1912 theo lối kiến trúc hậu Phục Hưng với gạch đỏ, đá granite và có hai sân nhỏ. Trước kia, đây là phòng học cùng phòng thí nghiệm thuộc khoa Y và Kỹ thuật. Sau này, nó được chuyển sở hữu sang khoa Nghệ thuật. Ảnh: Flickr.
Là một trong những trường hàng đầu về nghiên cứu, HKU sở hữu nhiều phòng thí nghiệm hiện đại. Trường cũng điều hành Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Kadoorie. Đầu tư cho nghiên cứu của trường thuộc hàng cao và các nhà khoa học làm việc, giảng dạy tại đây nhận mức lương hậu hĩnh so với mặt bằng chung. Ảnh: HKU.
Ngành Y của trường cũng được đánh giá tốt. HKU sở hữu bệnh viện Queen Mary. Trong khi đó, bệnh viện nha khoa Prince Philip trực thuộc Nha khoa. Đây là cơ hội lớn để sinh viên học tập kiến thức y khoa và thực hành, nâng cao tay nghề. Ảnh: HKU.
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, ngôi trường hàng đầu châu Á này cũng sở hữu hệ thống thư viện lớn với một thư viện chính cùng 6 thư viện thành viên. Số đầu sách của HKU lên đến hơn 2,3 triệu. Ảnh: HKU.
Năm 1932, tòa nhà 3 tầng Fung Ping Shan được xây dựng. Ban đầu, nó là thư viện chứa các cuốn sách bằng tiếng Trung. Năm 1962, tòa nhà được chuyển sang làm bảo tàng nghệ thuật và khảo cổ Trung Hoa. Ảnh: Flickr.
ĐH Hong Kong tuyển sinh khắt khe. Nhìn chung, thí sinh phải có kết quả học tập tốt nhất, thường là 5 điểm A+ kỳ thi A-level đối với thí sinh quốc tế, điểm GSAT hoặc IB tuyệt đối hay nằm trong top thí sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc (gaokao). Ảnh: South China Morning Post.
Với quá trình tuyển chọn ngặt nghèo cùng chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới, HKU đào tạo nhiều thế hệ nhân tài làm việc trong các lĩnh vực chính trị, y tế, hành pháp. Nhà cách mạng Tôn Trung Sơn từng theo học tại ĐH Y Hong Kong dành cho người Hoa - tiền thân của HKU. Ảnh: HKU.
Đêm 30 Tết, sinh viên Việt Nam tại ĐH Hannam, Hàn Quốc, quây quần thưởng thức bánh chưng, giò chả, cùng nhau chào đón khoảnh khắc bước sang năm Kỷ Hợi.
Chỉ là những bữa ăn đơn giản với bánh chưng, dưa hành, du học sinh Việt Nam tại các trường đại học ở Hàn Quốc đã quây quần bên nhau để đón Tết cổ truyền trên đất bạn.
Từng nổi tiếng với hình ảnh Harvard 4h30 sáng, thư viện của đại học hàng đầu thế giới là nơi chứng kiến rất nhiều nhân tài học tập để thay đổi bản thân và xã hội.