Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Đi sao kê tài khoản ngân hàng có vi phạm Chỉ thị 16?

Theo luật sư, người đến ngân hàng sao kê trong lúc giãn cách xã hội có thể bị xử phạt do vi phạm quy định chống dịch.

Chiều 17/9, việc một ca sĩ công bố sẽ livestream sao kê tài khoản cá nhân tại ngân hàng ở TP.HCM thu hút sự chú ý của nhiều người.

Trong bối cảnh TP.HCM đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều người cũng thắc mắc việc livestream dưới sự chứng kiến của báo chí có vi phạm các quy định về phòng chống dịch?

Luật sư Hoàng Trọng Giáp - Giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa

Chỉ thị 16 của Thủ tướng và Công văn 2601/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế ra ngoài, trừ các trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn hay làm việc tại các cơ quan, đơn vị được cho phép theo Chỉ thị này.

Ngoài ra, Chỉ thị cũng nêu rõ việc người dân phải thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

sao ke tai khoan ngan hang anh 1

Luật sư Giáp nhận định việc tới ngân hàng để sao kê tài khoản vào thời điểm này có thể bị xử phạt hành chính. Ảnh: Hải Nam.

Tới ngân hàng để sao kê tài khoản không phải lý do ra đường được cho phép trong thời điểm giãn cách xã hội. Ngoài ra, việc livestream buổi sao kê dưới sự chứng kiến của luật sư, nhà báo cùng bên thứ 3 làm chứng theo thông báo của ca sĩ này đã vô tình vi phạm quy định về việc không tập trung đông người theo tinh thần của Chỉ thị 16.

Như vậy, việc tới ngân hàng và thực hiện buổi livestream sao kê dưới sự chứng kiến của nhiều người có thể bị xử phạt do ra đường không có lý do chính đáng và vi phạm quy định về hạn chế tập trung đông người.

Căn cứ Điều 12, 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ, tổng khung hình phạt có thể áp dụng với 2 hành vi vi phạm này là 11-23 triệu đồng.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có những diễn biến khó lường, việc sao kê nên thực hiện online thông qua hệ thống giao dịch ngân hàng hoặc thực hiện trực tiếp sau khi thành phố kết thúc giãn cách theo Chỉ thị 16.

Có được vận động quyên góp từ thiện bằng tài khoản cá nhân?

Theo luật sư, cá nhân sau khi vận động quyên góp không được tự ý sử dụng tiền từ thiện mà cần nộp lại cho các tổ chức có thẩm quyền để họ thực hiện công tác cứu trợ theo quy định.

Ăn chặn tiền từ thiện có thể bị xử lý về tội gì?

Luật sư cho biết nếu cáo buộc là đúng, người có hành vi ăn chặn tiền từ thiện có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức án tối đa 20 năm tù.

Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm