1. Đâu là nơi ẩm ướt nhất thế giới?
Theo ghi nhận của Guinness World Records, ngôi làng Mawsynram ở Ấn Độ đang giữ kỷ lục là nơi ẩm ướt nhất thế giới. Hơi ẩm lan từ vịnh Bengal ngưng tụ trên những ngọn đồi Khasi khiến nơi đây có lượng mưa trung bình hàng năm cao 1.491 m. Lượng mưa này có thể làm ngập đến gối bức tượng lớn nhất thế giới, tượng Chúa Kitô Cứu thế ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: Alamy. |
2. Oymyakon (Nga) được mệnh danh là ngôi làng có người sinh sống lạnh nhất thế giới. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông tại đây là bao nhiêu độ C?
Làng Oymyakon cách phía nam vòng Bắc Cực 350 km. Năm 1926, nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại đây là -71,2 độ C. Nhiệt độ trung bình tại làng vào tháng 1 hàng năm là -47 độ C và đôi khi còn hạ xuống -50 độ C. Ảnh: Shutterstock. |
3. Đâu là nơi nóng nhất Trái Đất?
Nằm ở độ cao 50 m trên mực nước biển, Dallol hiện là nơi có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới. Trong giai đoạn 1960-1966, các nhà khí tượng ghi nhận nhiệt độ trung bình năm ở đây là 34,4 độ C. Ảnh: Smithsonian Magazine. |
4. Thung lũng McMurdo khô cằn nằm ở Nam Cực. Đã bao lâu nay nơi này không có mưa?
Người ta đặt cho khu vực khô hạn nhất thế giới là thung lũng McMurdo khô cằn. Khoảng 2 triệu năm qua, nơi này không có mưa. Ngoài các vùng địa cực, vị trí khô nhất là sa mạc Atacama ở Chile. Ảnh: The Adventures of Lil Nicki. |
5. Địa danh nào bị sét đánh nhiều nhất thế giới?
Theo sách Kỷ lục Thế giới Guiness, hồ Maracaibo của Venezuela là nơi bị sét đánh nhiều nhất thế giới, với mật độ trung bình mỗi năm là 250 tia sét/km2. Sét xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa, khoảng tháng 10. Vào thời điểm này trong năm, bạn có thể thấy tia chớp lóe với tốc độ trung bình 28 lần/phút. Ảnh: Shutterstock. |
6. Nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất là bao nhiêu độ?
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters vào ngày 25/6, các nhà khoa học tại Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) xác định nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt trái đất là âm 98 độ C. Kết quả này đo tại cao nguyên Đông Nam Cực. Ảnh: Alamy. |
7. Trận mưa đá lớn nhất thế giới từng xảy ra ở đâu?
Những hạt mưa đá lớn nhất thế giới được ghi nhận tại thành phố Gopalganj ở Bangladesh vào ngày 14/4/1986. Hạt nặng khoảng 1,02 kg và có kích thước cỡ một chùm nho. Trận mưa trút xuống khiến 92 người thiệt mạng. Ảnh: Daily Mail. |