Câu 1: Địa đạo Củ Chi ngày nay thuộc địa phương nào?
Địa đạo Củ Chi là công trình quân sự độc đáo, nay thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM, nằm cách trung tâm thành phố 70 km về hướng Tây Bắc. |
Câu 2: Địa đạo Củ Chi được xây dựng vào khoảng thời gian nào?
Nhiều người nhầm tưởng Địa đạo Củ Chi được bắt đầu xây dựng trong kháng chiến chống Mỹ. Thực tế, công trình này bắt đầu có từ khoảng năm 1948, trong kháng chiến chống Pháp ở 2 xã là Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. |
Câu 3: Địa đạo Củ Chi dài khoảng bao nhiêu km?
Hệ thống Địa đạo Củ Chi với rất nhiều đường hầm tỏa đi nhiều hướng khác nhau trong TP.HCM lên tận Bến Cát - Bình Dương, có tổng chiều dài khoảng 250 km. |
Câu 4: Địa đạo Củ Chi có đền tưởng niệm liệt sĩ lớn nhất thành phố tên gì?
Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược được khởi công xây dựng năm 1993 trên một khu đất rộng 7 ha. Nơi đây thờ hơn 47.000 liệt sĩ trên đất Sài Gòn - Gia Định trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
|
Câu 5. Vị tướng nổi tiếng nào đã có công tổ chức khai khẩn lập nên TP.HCM ngày nay?
Năm 1698, Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được phong làm Kinh lược sứ lãnh thổ miền Đông, ông lập ra phủ Gia Định. Đây cũng là cột mốc được lấy làm năm khai sinh vùng Sài Gòn - TP.HCM ngày nay.
|
Câu 6. Nguyễn Hữu Cảnh là người ở địa phương nào?
Nguyễn Hữu Cảnh là danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông còn có những tên khác như Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Hữu Thành, Lễ Công, Lễ Thành Hầu, Lễ Tài Hầu, Thượng Đăng Lễ, Chưởng Binh Lễ, vốn là con của tướng Nguyễn Hữu Dật, quê ở Quảng Bình. |
Câu 7. Bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, nay thuộc quận nào của TP.HCM?
Bến nhà Rồng nguyên là một thương cảng lớn của Sài Gòn được xây dựng từ năm 1862, nay thuộc quận 4 của TP.HCM. |
Câu 8. TP.HCM hiện nay có bao nhiêu đơn vị hành chính?
TP.HCM hiện có tới 24 đơn vị hành chính, gồm 19 quận và 5 huyện.
|