Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Địa ngục' giảm cân thật sự đã gây chết người ở Trung Quốc

Hầu hết trại giảm cân chỉ chú trọng đến số cân nặng học viên giảm được, không quan tâm về chế độ dinh dưỡng hay thậm chí tính mạng của họ.

Khi mùa hè đến gần, quảng cáo của các trại giảm cân, hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi ngoạn mục về ngoại hình chỉ sau vài tuần, nhanh chóng phủ sóng mạng xã hội Trung Quốc.

Điểm chung của các trại này là sử dụng hình ảnh của những người mẫu mảnh khảnh đặt bên cạnh những người thừa cân, ám chỉ rằng chỉ những ai đủ hấp dẫn mới có thể tìm thấy tình yêu và được chấp nhận. Hầu hết kêu gọi những phụ nữ trẻ hãy ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn để có thể mặc những trang phục ngắn, khoe cơ thể.

Nhưng gần đây, cái chết bi thảm của Cuihua, sao mạng 22 tuổi, tại một trại giảm cân ở tỉnh Thiểm Tây, đã làm dấy lên mối lo ngại về mô hình kinh doanh này.

trai giam can anh 1

Một quảng cáo về chương trình tập luyện giảm cân tại DFFIT trên Weibo. Ảnh: DFFIT.

Ban đầu, cô gái đặt mục tiêu giảm 100 kg từ cân nặng 156 kg. Suốt 9 tháng qua, cô ghi lại hành trình giảm cân cho người hâm mộ trên mạng xã hội, cho đến khi ngất xỉu trong buổi tập và qua đời tại bệnh viện.

Bất chấp sự nổi tiếng những năm gần đây, các chuyên gia chỉ ra nhiều lo ngại nghiêm trọng về sự an toàn, hiệu quả và tác động về lâu dài của những “địa ngục” giảm cân này.

Chế độ tập luyện khắc nghiệt, nguy cơ thiếu dinh dưỡng và quá chú trọng đến số đo cân nặng có thể gây ra nhiều rủi ro sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần của người tập.

Cân nặng là tất cả

“Mùa hè chắc chắn là thời gian cao điểm trong năm,” Liu Guanfu, quản lý một trại giảm cân tại DFFIT, chuỗi hàng đầu với hơn 50 trại trên khắp Trung Quốc, nói với Sixth Tone.

Các trại giảm cân thuộc chuỗi này có thể tiếp nhận hàng trăm khách hàng cùng lúc. Chuỗi hoạt động theo mô hình khép kín hoàn toàn, có ký túc xá, sân bóng rổ ngoài trời và tòa nhà dành cho tập luyện toàn diện được chia làm nhiều phòng. Trong phòng tập aerobic, hàng chục máy chạy bộ trên không và xe đạp tập thể dục xếp sát nhau, chỉ chừa lại một lối đi hẹp.

Một huấn luyện viên giấu tên cho biết mỗi học viên được yêu cầu hoàn thành tập luyện 5-7 tiếng/ngày. Tất cả học viên được yêu cầu tải xuống một ứng dụng nội bộ ghi lại những thay đổi về cân nặng hàng ngày. Không chỉ theo dõi quá trình giảm cân cá nhân, họ có thể xem của những người khác và so sánh.

trai giam can anh 2

Trẻ em thừa cân tham gia trại giảm cân tại Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

“Để khuyến khích các học viên tập luyện chăm chỉ hơn, chúng tôi tổ chức thi đua dựa trên số cân nặng mỗi người giảm được trong một ngày. Người giảm nhiều nhất có thể có một bữa cheat meal (bữa ăn gian lận), gồm hamburger hoặc gà rán”, một huấn luyện viên cấp cao khác cho biết.

Tại cơ sở DFFIT Thượng Hải, nơi Sixth Tone đến thăm trực tiếp, sự tiến bộ chỉ được đo lường bằng các con số trên thang đo. Các bảng hiển thị cân nặng được trưng bày khắp trại, nhấn mạnh tầm quan trọng của cân nặng và coi đó là thước đo thành công.

Ở sảnh chính, nhiều biểu ngữ giới thiệu quá trình biến đổi của từng học viên, công khai tên, hình ảnh, cân nặng và thời gian hành trình giảm cân của họ. Những thông tin này thường thu hút sự chú ý của người xem, đặc biệt các trường hợp từng nặng hơn 100 kg.

Những hình ảnh quảng cáo thời điểm trước và sau khi giảm cân thậm chí càng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Chẳng hạn, năm 2022, một người phụ nữ có tên Wang Zhaojun trở nên nổi tiếng sau khi giảm thành công 150 kg sau 18 tháng tại cơ sở DFFIT ở Diêm Thành (tỉnh Giang Tô).

Amy Yao (29 tuổi) là một trong số nhiều phụ nữ đã đăng ký tham gia trại giảm cân sau khi bị cám dỗ bởi những quảng cáo tương tự trên. Năm 2019, cô đăng ký tại một trại DFFIT ở Thâm Quyến sau khi đi du học Australia về.

trai giam can anh 3

Amy Yao (áo đỏ, ngoài cùng bên phải) cùng ảnh cùng những học viên khác trong trại giảm cân.

Tại hàng nghìn trại giảm cân trên khắp Trung Quốc, những phụ nữ như Yao là nhóm khách hàng mục tiêu chính. Nhưng thời gian gần đây, những học viên tham gia trại đã trở nên đa dạng hơn.

“Một số người gia nhập trại trước đám cưới. Họ muốn trông đẹp hơn dù tôi thấy họ đã ổn rồi”, Yao nhớ lại. Một số khác cố gắng đáp ứng các yêu cầu về thể chất để nhập ngũ hoặc chuẩn bị cơ thể khỏe mạnh để mang thai.

Chen Zujian, một huấn luyện viên có 6 năm kinh nghiệm tại 2 trại giảm cân khác nhau, nói rằng hơn 90% khách hàng của anh hiện là phụ nữ nặng từ 50 kg đến 75 kg. Anh nói rằng nỗi lo lắng về cân nặng là điều rất phổ biến trong những trại này.

“Các trại giảm cân hiện quá tập trung vào kết quả, tức con số xuất hiện trên bàn cân”, anh chia sẻ. Do đó, học viên thường dễ rơi vào trạng thái thất vọng, suy sụp khi thấy mình không giảm được cân suốt vài ngày nào dù tập luyện chăm chỉ.

Chen Zujian nói thêm: “Đáng lý, các trại giảm cân nên cố gắng làm cho các học viên cảm thấy vui vẻ, từ đó giúp họ thực sự yêu thích hoạt động thể thao”.

Chế độ ăn uống không khác "bỏ đói"

Chen Chu, chuyên gia dinh dưỡng thể thao được chứng nhận từ Hiệp hội dinh dưỡng thể thao quốc tế (CISSN), bày tỏ lo ngại về chế độ tập luyện trong các “địa ngục” giảm cân này.

“Những người tham gia các trại giảm cân thường không có thói quen tập thể dục. Họ rất dễ rơi vào tình trạng quá sức khi được yêu cầu tập thể dục 5 giờ/ngày”, bà chia sẻ sau khi xem xét thời khóa biểu tập luyện mẫu từ một trại.

Chen Chu khẳng định việc tập thể dục hơn 5 tiếng/ngày là quá nhiều, bởi ngay cả các VĐV chuyên nghiệp “gần như không thể làm được điều đó”.

trai giam can anh 4

Một số hình ảnh quảng cáo khác của một trại giảm cân ở Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

Bên cạnh đó, Yao, người từng là học viên trại giảm cân, chỉ ra rằng chế độ ăn uống tại các trại này thực chất không như trên quảng cáo.

Trong khi quảng cáo nêu rằng thực đơn được thiết kế riêng bởi các chuyên gia dinh dưỡng, trên thực tế, khẩu phần cho tất cả học viên đều như nhau, bất chấp sự khác biệt về thể trạng từng người.

Ngoài ra, với những học viên không đạt mục tiêu giảm cân trong ngày, bữa tối của họ chỉ là một hũ sữa chua 350 ml.

Wang Jialu, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Renji trực thuộc Trường Y khoa Đại học Giao thông Thượng Hải, bày tỏ quan ngại về chế độ ăn uống tại các trại giảm cân.

Sau khi xem xét thực đơn mẫu, bà cho biết chế độ ăn kiêng “nhìn chung là tốt”, vì cung cấp nhiều loại thực phẩm như thịt và rau, ngũ cốc, trái cây, các sản phẩm từ đậu nành và nấm. Tuy nhiên, khẩu phần thực phẩm phù hợp để giảm béo, như thịt bò, cá và tôm là không đủ, lượng sữa hấp thụ cũng thấp.

“Thật nguy hiểm khi bạn đã đốt cháy nhiều calo nhưng lại không ăn uống đầy đủ trong suốt thời gian dài. Đây là bỏ đói rồi. Hơn nữa, sau quá trình này, tỷ lệ trao đổi chất sẽ giảm và gây ra nhiều vấn đề”, Chen Chu cảnh báo thêm.

Cô gái qua đời trong ‘địa ngục’ giảm cân ở Trung Quốc

Đặt mục tiêu giảm 100 kg, trước khi mất, cô gái 22 tuổi đã tham gia và quảng bá cho các trại giảm cân trong vòng 9 tháng.

Chàng trai bỏ việc văn phòng đi viết sách

Từ năm 2014, khi tham gia một nhóm dành cho người nước ngoài sinh sống tại Hà Nội, Lê Kiên Trung (sinh năm 1993, Hà Nội) tìm thấy những mẩu chuyện và các lưu ý du lịch Việt Nam khá thú vị. Đến năm 2016, anh viết cuốn sách đầu tiên của mình mang tên The Hanoi Digest. Khi trình bày ý tưởng với cấp trên và nói rằng muốn được nghỉ việc, Trung bất ngờ nhận được sự ủng hộ. Điều này càng thôi thúc Trung phát triển cẩm nang du lịch cho người nước ngoài hơn, không chỉ là Hà Nội mà còn là TP.HCM, Hội An, Ninh Bình,...

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm