Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điểm 10 của ông Nguyễn Thiện Nhân

Buổi tọa đàm trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam và nhiệm vụ đào tạo tài năng trẻ quốc gia chiều 13/11 đã có nhiều chia sẻ về chính sách thu hút người tài.

"Gà công nghiệp" nay đã khác

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) nói: “Lâu nay, học sinh trường chuyên hay bị nghĩ là những con gà công nghiệp, gà chọi thì những năm gần đây tư duy này đã thay đổi. Bằng chứng như học sinh Ams vừa giỏi lại hoạt động tình nguyện, hoạt động kỹ năng sống rất tốt...”

Trả lời câu hỏi nhà nước có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài như thế nào để người giỏi ở nước ngoài nói chung và nhân tài Việt Nam về cống hiến cho đất nước, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: "Chúng ta không nên đặt yêu cầu đi du học nước ngoài là phải về. Thậm chí có yêu cầu phải trở thành người tài rồi hãy về, học thêm hãy về".

Ông Nguyễn Thiện Nhân (cầm micro) cùng lãnh đạo Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT Hà Nội trò chuyện cùng các thế hệ thầy trò Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chiều 13/11.
Ông Nguyễn Thiện Nhân (cầm micro) cùng lãnh đạo Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT Hà Nội trò chuyện cùng các thế hệ thầy trò trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chiều 13/11.

Ông dẫn dụ: "Năm 2007 tổ chức thi Olympic toán quốc tế Việt Nam. Sau thi, chúng tôi gặp các giáo viên Việt Nam trong hội đồng ra đề và thấy rằng nếu không có những người như GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn và nhiều người khác nữa thì không thể có hội đồng ra đề được thế giới chấp nhận như thế.

Như vậy cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam đang ở nước ngoài vẫn hướng về đất nước. Có những người tài “cắm” ở nước ngoài như vậy là tốt cho đất nước.

Nếu ở nước ngoài có cơ hội phát triển lại gắn với đất nước thì tốt, hoan nghênh. Nếu thấy về nước có chỗ phục vụ ngay thì rất tốt.

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khiến cả hội trường vui vẻ với các câu hỏi về chiếc mũ rơm.
Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khiến cả hội trường vui vẻ với các câu hỏi về chiếc mũ rơm.

Cựu Amser - ông Hoàng Thanh Tùng, tổng giám đốc Oracle Việt Nam và Đông Dương kiến nghị GS Nguyễn Thiện Nhân và Bộ GD-ĐT cần tạo điều kiện cho những người trẻ, học sinh Việt Nam làm việc ở nước ngoài tốt giữ cương vị cao trong các tập đoàn. 

Kinh nghiệm từ bản thân ông Tùng cho thấy nếu có nhiều người Việt Nam có giữ được các vị trí cấp cao tại các tập đoàn, đất nước lớn thì chính tầng lớp như vậy tạo ra làn sóng, thúc đẩy trí thức trong nước nỗ lực.

Ông Nhân chia sẻ: Hiện nay nhiều địa phương có chính sách thu hút thạc sĩ tiến sĩ về địa phương nhưng chưa được như mong muốn. Nói cần người tài nhưng khi hút họ về lại không giao việc và người tài lại ra đi.

Theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nơi nào cơ quan thực sự thay đổi nhận thức, chịu dùng KHCN nơi đó sẽ hút người tài.

Ông Nguyễn Thiện Nhân tặng chiếc mũ rơm cho học sinh Vũ Thanh Trung Nam (lớp 12 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam). Nam giành HC Vàng Olympic Vật lí quốc tế 2014 khi mới học lớp 11.
Ông Nguyễn Thiện Nhân tặng chiếc mũ rơm cho học sinh Vũ Thanh Trung Nam (lớp 12, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam). Nam giành HC Vàng Olympic Vật lí quốc tế 2014 khi mới học lớp 11.

“Điểm 10” của ông Nguyễn Thiện Nhân

Mang lên sân khấu một chiếc mũ rơm, ông Nguyễn Thiện Nhân hỏi các học sinh trường chuyên bậc nhất nhì tại Thủ đô có biết chiếc mũ ra đời từ khi nào.

Vũ Thanh Trung Nam, HCV Olympic Vật lí quốc tế 2014 nhận chiếc mũ rơm từ GS Nguyễn Thiện Nhân.
Vũ Thanh Trung Nam, HCV Olympic Vật lí quốc tế 2014 nhận chiếc mũ rơm từ GS Nguyễn Thiện Nhân.

Đỗ Hải Nam học sinh lớp 12 chuyên Sử khá nhanh nhẹn đáp lại:

“Mũ rơm là vật gắn liền với tuổi thơ bố mẹ chúng cháu. Mũ ra đời chiến tranh phá hoại của Mỹ, thời điểm vào năm 1964, sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, Mỹ cho không quân và hải quân bắn phá miền Bắc. Học sinh, trẻ em đến trường đội mũ rơm tránh bom, đặc biệt là bom bi rất nguy hiểm”.

“Ban Giám khảo không chính thức” GS Nguyễn Thiện Nhân đã vui vẻ chấm Nam điểm 10.

Kể tiếp những câu chuyện về “thời đội mũ rơm” của mình, ông Nhân mong các HS: “Phải kế tục ý chí không chấp nhận nước VN nghèo, không chấp nhận thua các nước mà phải vươn lên”.

Vì sao chúng ta dùng 'X' làm ẩn số trong Toán học?

Từ hàng trăm năm nay, x đã trở thành biểu tượng nổi tiếng của các ẩn số trong phương trình toán học. Ai là người đầu tiên dùng chữ x?

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/207014/diem-10-cua-ong-nguyen-thien-nhan.html

Theo Văn Chung/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm