Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điện ảnh Trung Quốc - Một bước nhảy về phía trước hay một sự phản bội

Tại châu Á, Trung Quốc được coi là cường quốc điện ảnh. Tuy đang ở vị trí như hiện nay, nhưng điện ảnh Trung Quốc vẫn gặp khó khăn với nhiều ý kiến và trường phái khác nhau theo quan điểm mở và đóng. Phóng viên David Barboza của tờ New York Times thường trú tại Bắc Kinh có bài viết sau.

Điện ảnh Trung Quốc - Một bước nhảy về phía trước hay một sự phản bội

Tại châu Á, Trung Quốc được coi là cường quốc điện ảnh. Tuy đang ở vị trí như hiện nay, nhưng điện ảnh Trung Quốc vẫn gặp khó khăn với nhiều ý kiến và trường phái khác nhau theo quan điểm mở và đóng. Phóng viên David Barboza của tờ New York Times thường trú tại Bắc Kinh có bài viết sau.

Những bộ phim bom tấn sản xuất trong nước được cho là câu trả lời của Trung Quốc đối với Hollywood và khu vực. Ngân sách làm phim khá cao cùng hiệu quả thị giác đặc biệt của Hoàng Kim Giáp, Vô cực, Dạ yến đã chứng minh điều này. Những bộ phim Trung Quốc trong hai năm qua đã khuấy đảo các phòng vé trong nước. Chúng làm công việc này tốt hơn so với các phim nhập về từ Hollywood.

Khởi nguồn từ cảm hứng về lòng tự hào dân tộc, những bộ phim của các đạo diễn tên tuổi như Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Phùng Tiểu Cương đã tạo ra một sức nóng, cho dù, đôi khi chúng nhận được các lời chì trích vì làm ảnh hưởng đến tương lai của điện ảnh Trung Quốc. Dù sao đi chăng nữa các nhà làm phim hàng đầu trong nước này vẫn là những nghệ sỹ thực thụ hay đơn thuần họ chỉ tạo ra những lát cắt mang tính chính trị.

Điện ảnh Trung Quốc - Một bước nhảy về phía trước hay một sự phản bội

Phùng Tiểu Cương

Gần đây, một số đạo diễn trẻ hơn và những nhà phê bình đã cáo buộc các thành viên thuộc nhóm những nhà làm phim thế hệ thứ năm đáng trân trọng. Nhóm người này đã ghi dấu ấn trong sự nghiệp của mình thời những năm 1980 đến nửa đầu những năm 1990 với nhiều bộ phim được đánh giá cao như Đèn lồng đỏ treo caoBá vương biệt cơ nói về một thời kỳ mang ý thức xã hội và sự phản kháng với chính phủ. Nhưng những bộ phim mới của họ bị xem là rất nghiêm trọng khi chúng không chỉ được coi là những phim mang đậm tính thương mại mà còn ngập tràn sự chán nản và trống rỗng. Theo một giáo sư học viện điện ảnh Bắc Kinh – một trường đào tạo hàng đầu về lĩnh vực làm phim ở Trung Quốc thì những bộ phim kinh phí lớn có thể đương nhiên tồn tại, nhưng chúng đừng quá tệ hại đến thế.

Thậm chí một vài cơ quan của chính phủ - nơi đã khuyến khích sự trỗi dậy của những bộ phim kinh phí cao đã thẳng tay khi đánh giá chúng là các bộ phim khiêu dâm và thiếu tính đạo đức.

Bất chấp những lời chỉ trích, các nhà làm phim này vẫn không chùn bước: Thị trường điện ảnh Trung Quốc đang phải đương đầu với những vấn đề cam go, khốc liệt, khi mà hầu hết các rạp chiếu đang tràn ngập phim nước ngoài – những bộ phim của Hollywood - Trương Nghệ Mưu – một trong những nhà làm phim thuộc thế hệ thứ 5 nói. Ông là tác giả của những bộ phim từ ở mức kinh phí thấp như Cao lương đỏ cho tới những phim ngập tràn hiệu quả thị giác như Thập diện mai phục. Nếu không có ai làm những bộ phim thương mại thì toàn bộ thị trường điện ảnh trong nước sẽ bị phim nước ngoài thao túng. Và sau đó thì không ai sẽ quan tâm về văn hóa truyền thống Trung Quốc nữa.

Vị thế của những bộ phim bom tấn trong thời gian qua đã tạo bước ngoặt lớn cho đất nước và nền điện ảnh. Mãi đến gần đây, Trung Quốc mới được biết đến nhiều hơn với tư cách là cái nôi của những bộ phim nghệ thuật có kinh phí thấp. Nhận quá nhiều lời ca tụng, hoặc ở Trung Quốc đại lục, hoặc ở nước ngoài mỗi khi được đề cử giải Oscar, những bộ phim (Phải sốngCúc đậu được sản xuất với số tiền ít ỏi, thậm chí cũng đã từng bị cấm ở trong nước.

Ngọa hổ tàng long của đạo diễn Đài Loan Lý An đã thay đổi tất cả. Trình chiếu ở Mỹ cuối năm 2000, bộ phim với câu chuyện đặt trong bối cảnh miền Tây của Trung Quốc đã trở thành bộ phim nước ngoài có doanh thu cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, thu về 128 triệu USD khi trình chiếu tại đây. Công nghiệp điện ảnh và chính phủ đã ra thông báo, không lâu nữa, họ sẽ đòi lại vị trí chiếm hữu phòng vé lớn nhất của quốc gia từ các bộ phim của Hồng Kông và Hollywood. Trong thời kì thương mại xuất khẩu Trung Quốc đang thịnh vượng như hiện nay thì những đạo diễn sung sức nhất cũng hy vọng làm được những bộ phim có thể mang lại thành công về mặt giải trí khi phát hành trên toàn thế giới.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu khép lại những dự án làm phim nhỏ mang đậm yếu tố xã hội để làm Anh hùng và tiếp đến là Ngọa hổ tàng longThập diện mai phục với ngôi sao trẻ Chương Tử Di. Tháng 12 năm ngoái ông hoàn thành bộ phim Hoàng Kim Giáp - một phim với kinh phí đắt nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Hoa với 45 triệu USD. Trương Nghệ Mưu đã tạo những bối cảnh hoành tráng bao gồm những cung điện bằng vàng được xây dựng chỉ trong 5 tháng. Ông cũng cần tới 20.000 diễn viên quần chúng trong những cảnh đại chiến. Trải 3 ngàn đóa hoa cúc vàng để tạo ra bối cảnh ngoạn mục cho phim.

Điện ảnh Trung Quốc - Một bước nhảy về phía trước hay một sự phản bội

Trần Khải Ca

Trần Khải Ca, đạo diễn thuộc thế hệ thứ 5 cùng với Trương Nghệ Mưu, tác giả của Bá vương biệt cơ cũng gây ngạc nhiên với công chúng bằng năng lực của mình. Năm 2005, ông công chiếu Vô cực, kinh phí 35 triệu USD - một thiên hùng ca đậm chất kì ảo, được coi là Chúa nhẫn của Trung Quốc. Và một đạo diễn nữa, Phùng Tiểu Cương - người cũng đã từng thống lĩnh các phòng vé trong nước với bộ phim hài về cuộc sống đô thị Điện thoại di độngỞ kia hay ở quảng trường (tạm dịch). Đạo diễn họ Phùng đã kí kết với với hãng Waner Bro., để làm một phiên bản Hamlet tại Trung Quốc mang tên Dạ yến.

Những gì được thể hiện trong Hoàng Kim Giáp cực: một thảm kịch đặt trong bối cảnh Trung Quốc thời xưa với cuộc sống xa hoa, những tình tiết nghệ thuật hấp dẫn cùng diễn viên đẹp, bối cảnh và phục trang lộng lẫy, một thảm kịch mang dấu ấn Shakespeare – tất cả để ghi nhớ văn hóa truyền thống Trung Quốc

Mỗi bộ phim có kinh phí đắt ở Trung Quốc đều có những sự đồng ý của chính phủ và chiến dịch tiếp thị kĩ càng trên truyền hình. Ngoài ra còn có sự trợ giúp tài chính từ các nhà sản xuất như Nissan, Toyota, Audi thương hiệu máy tính Lenovo. Những ông chủ rạp cũng có việc của mình, đó là kí bản ghi nhớ với các nhà làm phim rằng sẽ hạn chế những bộ phim Trung Quốc khác trong suốt thời gian trình chiếu quả bom tấn đó. Và chính phủ Trung Quốc, đã thêm một lợi thế trong việc hạn chế sự xâm lấn của các bộ phim Hollywood.

Kết quả của toàn bộ việc này được thể hiện trong bảng thông báo về doanh thu phòng vé năm ngoái: Hoàng Kim Giáp thu về hơn 37 triệu USD ở Trung Quốc, biến nó thành bộ phim nói tiếng Trung xa xỉ nhất trong lịch sử điện ảnh, chỉ xếp sau Titanic 44 triệu USD năm 1998.

Nhưng sự phát đạt tại phòng vé vẫn không giúp các bộ phim tránh khỏi lời chì trích nghiêm khắc của các nhà phê bình và sự chế nhạo của các hãng truyền thống tại Trung Quốc. Họ nói Vô cực là phim gây thất vọng, còn Hoàng Kim Giáp thì nhuốm một màu máu và đầy tính bạo lực.

Những tiên đóan về thắng lợi tại giải Oscar không bao giờ đến, sự hưởng ứng của các phòng vé ở nước ngoài không mấy mặn mà, trong khi nguồn thu chính ở Trung Quốc dù lớn cũng vẫn chỉ là con số khiêm tốn so với chi phí cho việc tiếp thị và sản xuất.

Các đạo diễn trong nước vẫn chưa gây được sức hấp dẫn đối với các đồng nghiệp của họ. Jia Zhangke – 37 tuổi, thuộc thế hệ làm phim thứ 6 với những tác phẩm miêu tả khía cạnh gai góc của cuộc sống chốn thị thành nói - được coi là ngôi sao đang lên của nền điện ảnh Trung Quốc, từng giành giải Sư tử Vàng cho phim hay nhất tại LHP Venice 2006 với bộ phim Cuộc sống vẫn tiếp tục (Tạm dịch) nói: Bây giờ làm phim chủ yếu là bằng nhiều tiền. Điều đó cho thấy nền công nghiệp giải trí của chúng ta đã trở nên tẻ nhạt đến mức nào. Một vài nhà làm phim nghĩ rằng nếu họ làm những gì tương tự như Hollywood, thì người dân ở đây sẽ thích chúng.

Chỉ định của chính phủ với Vô cựcHoàng Kim Giáp đã phần nào giúp hai bộ phim này có được những đề cử quan trọng nhất trong các hạng mục của giải Oscar dành cho phim nước ngoài 2 năm qua vẫn chưa giúp gì cho danh tiếng của hai đạo diễn họ Trương và Phùng. Họ chỉ được chính phủ tín nhiệm hơn khi được giao những trọng trách quan trọng trong việc chuẩn bị lễ khai mạc thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.

Điện ảnh Trung Quốc - Một bước nhảy về phía trước hay một sự phản bội

Trương Nghệ Mưu

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu gặp phải quá nhiều lời công kích. Những bộ phim gần đây của ông không chỉ được ca ngợi vì vẻ đẹp của nó mà còn ẩn chứa khía cạnh mang tính chính trị. Nhưng bản thân đạo diễn bị trách cứ vì đã trở thành một người phớt lờ các cuộc đấu tranh của dân thường trong các bộ phim vô nghĩa đầy sự nực cười về tầng lớp quí tộc Trung Quốc.

Bộ phim mới nhất của ông, dù thành công về thương mại và đạt hiệu quả thị giác, chẳng bao lâu cũng bị xếp vào danh sách này. Chan Xihe – giáo sư điện ảnh tại Đại học Thượng Hải nói về Trương: Anh ấy đã thay đổi từ một người hết sức thông minh, người đã thách thức quan niệm truyền thống cổ hủ thành nhà làm phim hiện đại – người đặt tầm quan trọng về mặt thương mại của bộ phim ở mức cao hơn. Trương Nghệ Mưu cũng phản bác lại những ý kiến cho rằng ông đang dùng những bộ phim của mình để nịnh bợ các quan chức trong chính phủ. Chỉ bởi những bộ phim gần đây của ông có nhiều yếu tố hiệu quả về kĩ xảo. Ông nói điều đó không có nghĩa là ông đã cự tuyệt hoàn toàn với những đề tài cũ. Chuyện này sẽ không kéo dài – ông nói, có thể những bộ phim tiếp theo tôi làm sẽ lại mang ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc. Rất khó để nói. Bạn không thể tự lên kế hoạch vào từng thời điểm trong cuộc đời mình hoặc trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Sức sáng tạo nghệ thuật là kết quả của cảm hứng và một sự hối thúc từ một nguyên nhân nào đó.

Zhang Weiping, nhà sản xuất kì cựu của Trương nói đạo diễn phim là nghề có quá trình phát triển theo xu hướng “nở hậu”. Khi Trương còn trẻ, anh ấy làm những bộ phim nghệ thuật bởi vì anh ấy mới chỉ bắt đầu và không có nhiều điều kiện thuận lợi. Sau đó, một vài nhà đầu từ đã sẵn sàng để đầu tư cho những bộ phim của ông. Do đó, trước đây, ông ấy chỉ có thể làm những bộ phim nghệ thuật, còn bây giờ, mọi thứ đã khác.

Zhang chỉ là một nhà sản xuất phim, ông cũng nói thêm rằng chính ông đã khuyến khích Trương Nghệ Mưu làm những bộ phim bom tấn - đó là cách để khiến những người nước ngoài hiểu hơn về Trung Quốc.

Đạo diễn Phùng Tiểu Cương, trong một cuộc phỏng vấn ở Bắc Kinh đúng vào thời điểm bộ phim Dạ yến được trình chiếu đã nói rằng những bộ phim điện ảnh của ông đang biến đổi theo thời gian, trong từng vùng khi mà người ta ngày càng muốn được thư giãn và giải trí nhiều hơn. Hiện tại, điện ảnh Trung Quốc đang dần dần thích nghi theo nền kinh tế thị trường - Ông nói: Các bộ phim đã thay đổi từ công cụ tuyên truyền thành một loại hình nghệ thuật và bây giờ là một sản phẩm thương mại. Nếu ai đó tiếp tục làm những bộ phim theo công thức cũ, anh ta sẽ không có chỗ để tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Trung Quốc không thiếu những bộ phim kinh phí thấp để chuyển tải các vấn đề nóng bỏng của xã hội. Trong khi đang nổi lên một nhóm các nhà đạo diễn trẻ có tài. Đó là Mr. Jia, Lou Ye, Wang Xiaoshuai, Xu Jinglei và Wang Quan’an. Nhưng họ vẫn chưa thể hợp lực để tạo ra sức mạnh tại các phòng vé. Tất nhiên, không gì dễ gì cạnh tranh với các phim bom tấn trong nước và phim nhập từ Hollywood. Và bất chấp những kết luận khác nhau về sự ra đời của các bộ phim kinh phí cao. Khi không có gì để kéo lại, chúng vẫn xuất hiện.

Theo TGDA

Theo TGDA

Bạn có thể quan tâm