Vào tuần trước, hàng loạt phương tiện truyền thông, bao gồm cả Guardian Australia, đã đưa tin vụ tỷ phú giàu nhất Australia yêu cầu Phòng trưng bày Quốc gia Australia (NGA) xóa bức chân dung của bà. Bức tranh được vẽ bởi họa sĩ Vincent Namatjira là một trong vô số bức chân dung tại phòng trưng bày Canberra trong cuộc triển lãm khảo sát lớn đầu tiên của Namatjira.
Nhưng NGA đã từ chối yêu cầu của Gian Rinehart. Vô tình, tin tức về yêu cầu gỡ tranh của bà lại thành chủ đề nóng, khiến bức tranh gây chú ý khắp thế giới.
Hiệu ứng Streisand
Rinehart dường như đã trở thành nạn nhân của "hiệu ứng Streisand" - thuật ngữ được đặt ra sau vụ Barbra Streisand khởi kiện vào năm 2003 nhằm cố gắng xóa bức ảnh chụp từ trên không về ngôi nhà bên bờ biển California của cô khỏi bộ sưu tập trực tuyến. Nỗ lực ngăn chặn sự phát tán bức ảnh của Streisand đã khiến gần nửa triệu người truy cập trang Pictopia để xem nó trong vòng một tháng.
Bức chân dung mà nữ tỷ phú tìm cách che giấu đang viral trên truyền thông khắp thế giới. |
Điều tương tự đang xảy ra với Rinehart. NGA nói với Guardian Australia trong một tuyên bố rằng lượng khách đến thăm phòng trưng bày quốc gia cũng như các kênh kỹ thuật số của họ đã "tăng đáng kể" trong tuần qua.
Google trends cũng ghi nhận mức tăng vọt về độ thu hút trên toàn thế giới của cụm từ tìm kiếm "Gina Rinehart".
Trước ngày 15/5 - ngày những bài viết đầu tiên về vụ chân dung của Rinehart được xuất bản - mức độ quan tâm đến Rinehart trên Google ở mức xấp xỉ 0, nghĩa là không có đủ dữ liệu tìm kiếm về cụm từ này.
Nhưng sau khi tin tức này được tung ra, mức độ quan tâm tìm kiếm đã tăng lên, với "Gina Rinehart" đạt mức độ phổ biến cao nhất hai ngày sau đó. Một tuần sau, sự quan tâm vẫn còn.
Australia và New Zealand là hai khu vực được tìm kiếm nhiều nhất về "Gina Rinehart". Nhưng sự quan tâm đến câu chuyện này đã lan rộng ra toàn cầu, với Áo, Ireland và Slovenia nằm trong top 5.
Bức vẽ chân dung của Rinehart đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông khắp thế giới. Tờ New York Post đã đưa tin này vào ngày 16/5, CNN và Mirror UK cũng vậy. BBC, Hindustan Times và South China Morning Post cũng đưa tin tương tự vào ngày 17/5.
Rinehart và bức chân dung của bà thậm chí còn được nhắc đến trên talkshow "The Late Show with Stephen Colbert" của Mỹ.
"Một tỷ phú đã nỗ lực yêu cầu gỡ bức chân dung không đẹp của bà ấy. Thật sự đấy, thật lạ lùng. Bức chân dung này có thể xấu đến mức nào cơ chứ", Colbert nói trong một đoạn trên "The Late Show", sau đó nhìn vào bức tranh.
"Phải nói rằng tôi không phải một chuyên gia nghệ thuật, nhưng nhìn bức chân dung này, tôi tin rằng họa sĩ đã bắt được chính xác biểu cảm của bà ấy vào lúc nhìn thấy ảnh của mình lúc này", Colbert nói thêm.
Một tiêu đề của tạp chí Time đã tóm tắt tình hình một cách hoàn hảo chỉ một ngày sau khi Rinehart yêu cầu gỡ tranh: "Một tỷ phú người Australia đã cố gắng ngăn chặn bức chân dung không đẹp đẽ của một nghệ sĩ thổ dân về cô ấy. Nhưng chỉ thu hút nhiều sự chú ý hơn".
Sau tin tức về yêu cầu của Rinehart, Namatjira đưa ra tuyên bố của mình.
Bức chân dung khác được đăng trên trang web của nữ tỷ phú. Ảnh: GinaRinehart. |
"Tôi vẽ thế giới theo cách tôi nhìn thấy. Mọi người không nhất thiết phải thích tranh của tôi, nhưng tôi hy vọng họ dành thời gian để xem và suy ngẫm xem: 'Tại sao anh chàng thổ dân lại vẽ những người quyền lực này? Anh ấy đang muốn nói gì vậy?'", nghệ sĩ đoạt giải Archibald nói.
Trong khi đó, website của tỷ phú Rinehart có bức chân dung của một nghệ sĩ địa phương giấu tên "depicting Mrs Rinehart in her preferred environment" (tạm dịch: miêu tả bà Rinehart trong môi trường ưa thích của bà) - một nụ cười dịu dàng nở trên môi của bà trùm khai thác mỏ khi bà nhìn ra xa cánh đồng đầy ánh sáng và những ngọn đồi Pilbara nhấp nhô.
Nhưng bức chân dung nào sẽ được đưa lên bảng quảng cáo? Người dẫn chương trình và diễn viên hài người Australia Dan Ilic muốn trưng bày bức chân dung của Namatjira tại Quảng trường Thời đại ở New York - và anh ấy đã huy động được 17.000 USD trên mục tiêu 30.000 USD để biến điều đó thành hiện thực.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.