Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Diện mạo mới của dòng phim võ hiệp Hoa ngữ

Nếu trước kia chỉ có người châu Á yêu thích thể loại võ thuật, thì hiện nay, người phương Tây cũng mê mẩn không kém.

Diện mạo mới của dòng phim võ hiệp Hoa ngữ

Nếu trước kia chỉ có người châu Á yêu thích thể loại võ thuật, thì hiện nay, người phương Tây cũng mê mẩn không kém.

>> Triệu Vy lại tung hoành với phim võ hiệp
>> Những phim võ thuật đình đám của Hoa ngữ

Kể từ bộ phim Ngọa hổ tàng long của đạo diễn Lý An, dòng phim võ hiệp Trung Hoa tái sinh với một diện mạo hoàn toàn mới. "Võ hiệp là một cái tủ lớn, có thể chứa bất cứ thứ gì" - đạo diễn Trương Nghệ Mưu từng phát biểu như thế trước báo giới nước ngoài khi giới thiệu bộ phim Thập diện mai phục cách đây 8 năm.

Trong 11 năm qua, dòng phim võ hiệp mới của điện ảnh Trung Hoa đã có một bước phát triển vượt bậc, dù được thực hiện bởi đạo diễn nào, phong cách nào thì phim võ hiệp vẫn mang nét riêng, rất độc đáo mà chỉ có điện ảnh Trung Hoa mới làm được. Chúng ta cùng điểm lại những bước ngoặt của thể loại võ hiệp Trung Hoa.

Thục Sơn truyện (2001): Đưa kỹ xảo tiên tiến vào phim võ hiệp

Từ Khắc vốn được mệnh danh là "nhà cách mạng" của dòng phim võ hiệp Trung Hoa khi đưa kỹ xảo tiên tiến vào bộ phim Thục Sơn truyện. Thành công của tác phẩm này không nằm ở những cảnh võ thuật, đánh đấm mà bộ phim hút khách nhờ ứng dụng nhiều kỹ xảo hiện đại, khiến các cảnh quay vô cùng đẹp mắt, thực thực giả giả. Từ Khắc đã "nuôi" ý tưởng thực hiện Thục Sơn truyện khi ông xem bộ phim Mỹ Star Wars. Ông muốn xây dựng một bộ phim võ hiệp theo phong cách của Star Wars, và ông đã làm được điều đó.

Anh hùng (2002): "Võ hiệp hóa" điển tích lịch sử

Anh hùng không phải là một bộ phim thương mại, đúng hơn là một tác phẩm điện ảnh kể chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ võ hiệp. Nội dung không thương mại, nhưng rất cần vỏ bọc thương mại, vì vậy, Anh hùng đã được sắm một cái vỏ đầy tính thương mại khi quy tụ một dàn diễn viên nổi tiếng như Lương Triều Vỹ, Lý Liên Kiệt, Trương Mạn Ngọc, Chương Tử Di…

Thành công của Anh hùng chính là vì đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã khéo léo "võ hiệp hóa" một điển tích lịch sử. Những cảnh quay chậm trong bộ phim này đã trở thành "khuôn mẫu" cho một vài tác phẩm của điện ảnh Hollywood, tiêu biểu là siêu phẩm 300.

Thất kiếm (2004): "Hiện thực hóa" võ hiệp

Khác với Thục Sơn truyện bay bổng, kỳ ảo ở những cảnh quay, đạo diễn Từ Khắc đã làm bộ phim Thất kiếm bằng những chất liệu hoàn toàn khác. Dù phim vẫn đầy kỹ xảo, nhưng khi xem, khán giả cảm thấy thật và gần gũi hơn. Võ thuật trong tác phẩm này đậm đặc, mạnh mẽ, quyết liệt, "đánh" thẳng vào thị giác người xem.

Theo nhận định của giới phê bình, Từ Khắc đã "hiện thực hóa" võ hiệp với bộ phim Thất kiếm.

Phong vân 2 (2009): "Truyện tranh hóa" võ hiệp

Đây là bộ phim chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên rất nổi tiếng, thực hiện bởi đạo diễn Bành Thuận, Bành Phát. Trước đó, phần một của bộ phim từng "làm mưa làm gió" với hai ngôi sao Trịnh Y Kiện và Quách Phú Thành, nhưng được thực hiện theo phong cách cũ.

Trong khi ấy, Phong vân 2 gần như đưa hết những hình ảnh đẹp nhất từ truyện tranh lên màn ảnh khiến khán giả có cảm tưởng đang xem truyện tranh động. Chính vì vậy, Phong vân 2 là tác phẩm "truyện tranh hóa" võ hiệp thành công nhất từ trước đến nay.

Kiếm vũ (2009): "Đời sống hóa" võ hiệp

Cũng là phim võ hiệp nhưng ở Kiếm vũ, khán giả "nhìn thấy" cuộc sống thật của các nhân vật. Không chỉ có những cảnh đánh đấm, bay nhảy, bộ phim còn miêu tả vào đời sống nhân vật, nên được xem là tác phẩm "đời sống hóa" võ hiệp. Với sự hỗ trợ của đạo diễn tài danh Ngô Vũ Sâm, đạo diễn Chao Bin Su đã làm thay đổi khẩu vị của các fan say mê dòng phim võ hiệp Trung Hoa, truyền đạt tinh thần nhân văn mà hiếm có bộ phim võ hiệp nào trước đây làm được.

Võ hiệp (2011): "Chân thực hóa" võ hiệp

Khi xem Võ hiệp, bên cạnh những cảnh đúng chất võ hiệp, khán giả chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú khi được khám phá nhiều điều qua góc nhìn khoa học và y học của chính bộ phim.

Có người cho rằng đạo diễn Trần Khả Tân muốn thông qua tác phẩm mới của mình để định nghĩa lại dòng phim võ thuật Trung Hoa, theo đó, phim võ hiệp Trung Hoa không chỉ "kỹ xảo hóa", "hiện thực hóa", "đời sống hóa" võ hiệp mà cần "chân thực hóa" võ hiệp. Nếu ở các phim võ hiệp khác, một cái chết "nhẹ tựa bông gòn", thì ở phim Võ hiệp, cái chết đó được lý giải dưới góc nhìn khoa học hoặc y học.

ANH DƯƠNG

Theo Infonet.vn

ANH DƯƠNG

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm