Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Diễn viên 'Tây du ký' bị cấm chạy show

Để đảm bảo tiến độ quay, đạo diễn Dương Khiết đã ra "thiết quân luật" đối với các diễn viên đoàn "Tây du ký", không ai được phép "bắt cá hai tay" trong suốt nhiều năm liền.

Diễn viên 'Tây du ký' bị cấm chạy show

Để đảm bảo tiến độ quay, đạo diễn Dương Khiết đã ra "thiết quân luật" đối với các diễn viên đoàn "Tây du ký", không ai được phép "bắt cá hai tay" trong suốt nhiều năm liền.

Thời gian đoàn phim Tây du ký từ lúc khởi quay cho đến khi hoàn thành không phải là trong một chốc một lát là xong. Vì vậy, đạo diễn Dương Khiết đã đề xuất những nội quy hết sức nghiêm ngặt và chặt chẽ đối với tất cả các thành viên trong đoàn. Điều đầu tiên là không một diễn viên nào được phép nhận kịch bản phim khác trong thời gian ký hợp đồng tham gia đóng phim, nghĩa là không được phép "hai mang", "bắt cá hai tay" hay "chạy show" như cách nói hiện đại.

Nghệ sĩ Lôi Minh (giữa) vai quốc vương nước Ô Kê là ngoại lệ duy nhất của đoàn Tây du ký được phép "chạy show".
Lôi Minh (trái) chụp cùng đạo diễn Dương Khiết (giữa) và Hướng Mai (vai hoàng hậu nước Ô Kê).

Vì thời gian tiến hành quay Tây du ký khá dài, phải mất hàng năm trời, vì vậy, không thể để diễn ra tình trạng làm tăng ca đối với bất kỳ thành viên nào trong đoàn. Do đó, Dương Khiết đã yêu cầu tất cả thành viên đoàn không được phép "chạy show" diễn cho bất cứ đoàn phim nào khác. Một lòng một dạ đi đến cùng với đoàn để chuyên tâm thực hiện cho tốt một tác phẩm truyền hình được coi là quan trọng bậc nhất của điện ảnh Trung Quốc bấy giờ. Mọi người phải coi đoàn phim như nhà của chính mình, nhiệm vụ đóng phim được coi là công việc ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất đối với mỗi thành viên. Nếu ai có việc đột xuất phải nghỉ phải lập tức xin phép mới được nghỉ.

Tuy nhiên, trong thời gian tiến hành quay thử (tập Trừ yêu ở nước Ô Kê năm 1982), đạo diễn Dương Khiết từng ưu tiên cho nghệ sĩ Lôi Minh được phép "chạy show" vì khi đó đoàn Tây du ký đang rất cần vai diễn của Lôi Minh, trong khi đó ông lại đang mải quay với đoàn khác. Chính lý do này khiến các thành viên khác trong đoàn, từ diễn viên, nhân viên hậu trường, quay phim, hóa trang, phục trang… đều mệt lăn lóc vì phải phụ thuộc vào thời gian của Lôi Minh, thường phải làm tăng ca.

Ưu tiên Ngộ Không và Bát Giới

Mọi người trong đoàn đều có đãi ngộ và đối xử công bằng như nhau. Ngay cả những diễn viên chính chủ chốt cũng đều ngang hàng với các thành viên khác, không có sự thiên vị hay bất kỳ ưu tiên nào khác. Riêng đối với những diễn viên vì quá trình làm việc vất vả và gian khổ như Lục Tiểu Linh Đồng vai Ngộ Không và Mã Đức Hoa vai Bát Giới, hai người này bất kể dù hè hay đông đều phải hóa trang, mang mặt nạ, ngay đến việc ăn uống cũng đều hết sức khó khăn, cực khổ.

Ngộ Không và Bát Giới là hai thành viên duy nhất được ưu tiên trong đoàn.
Lý do Lục Tiểu Minh Đồng (trái) và Mã Đức Hoa được ưu tiên hơn một chút là vì sự gian khổ mà họ phải chịu khi vào vai diễn.

Đối với hai diễn viên này, đạo diễn Dương lưu ý các thành viên khác trong đoàn cần hết sức chú ý quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hai người trong việc nghỉ ngơi. Dành cho họ điều kiện về nơi ăn ở tốt hơn.

Ngoài ra sẽ không có bất kỳ ngoại lệ nào đối với hai diễn viên trên. Cả hai cùng ăn chung một nồi cơm với mọi người, thường xuyên cùng các thành viên trong đoàn lo việc bốc dỡ đồ đạc lên xuống xe. Hơn nữa, những lúc cần kíp thiếu diễn viên, họ cũng được huy động tham gia đóng các vai phụ. Do đó, không thể có chuyện mọi thành viên có suy nghĩ, muốn đến là đến, thích đi là đi. Điều này là không thể và yêu cầu tất cả mọi người chú ý tuân thủ.

Trong đoàn, Dương Khiết có nghe nói một nhân viên phụ trách mỹ thuật sau khi quay xong tập Trừ yêu ở nước Ô Kê đã nói vụng như thế này: "Phim truyền hình có cái quái gì đâu. Tôi ở đây chủ yếu là được đi đây đi đó, tích lũy thêm kiến thức cho công việc sau này".

Khi nghe được câu nói trên của nhân viên trong đoàn, nữ đạo diễn cảm thấy thực sự bực bội. Bởi đoàn Tây du ký không phải là nơi để kiếm chác danh lợi gì, còn với những ai cho rằng "có cái quái gì" xin mời đi nơi khác.

 
Thời gian quay phim dài, vì vậy, không một thành viên nào được phép "chạy show".

Khi Dương Khiết tìm đến nhân viên kia để "nói chuyện", anh này khăng khăng chối, thậm chí còn hạ quyết tâm sẽ gắn bó với Tây du ký đến cùng. Thấy thái độ quyết tâm như vậy, đạo diễn Dương liền bỏ qua. Quả đúng như những gì khẳng định trước đó, anh nhân viên này đã theo đoàn đến khi hoàn thành các tập phim, thậm chí càng làm càng hăng say và "lên tay" hẳn.

Ấn tượng nhân viên phục trang

Đoàn phim có một nhân viên khiến đạo diễn Dương Khiết nhớ mãi, đó là chuyên gia phục trang Lý Bảo Tường. Trước khi khởi quay Tây du ký, đạo diễn Dương có nghe nói đến anh Lý ở Viện Kinh kịch Bắc Kinh, một người cả đời gắn bó với công việc quản lý phục trang, ngoài ra ông từng là một diễn "Căn bào" nổi tiếng của bộ môn nghệ thuật Kinh kịch.

Thái độ làm việc của Lý được đánh giá là một người hết sức nghiêm túc, chỉn chu. Hơn nữa, phục trang trong đoàn Tây du ký vô cùng phong phú, đủ kiểu loại. Vì vậy, từ việc gấp, là ủi cho đến bảo quản trang phục đều cần đến một người thực sự có kinh nghiệm thì mới có thể lo liệu được. Do đó, Dương Khiết đã lập tức đến tìm gặp Lý Bảo Tường tham gia đoàn phim cùng bà.

Nhân viên phục trang Lý Bảo Tường (khoanh tròn) cùng thành viên đoàn Tây du ký tại buổi gặp mặt Tề Thiên Lạc 1987.

Ấn tượng lần đầu gặp Lý Bảo Tường thực sự khiến Dương Khiết bất ngờ. Mặc dù tuổi đời của ông chỉ khoảng 60 tuổi, thế nhưng, trông bộ dạng của ông không khác ông lão ngoài 80. Lưng còng, da đầy nếp nhăn, người lại gầy gò ốm yếu cảm giác như có cơn gió thổi là bay đâu mất. Dương Khiết lo lắng không hiểu thầy Lý có thể theo được đoàn hay không. Khi tham gia đoàn yêu cầu phải di chuyển hết ngày qua đêm, băng đèo lội suối, khi cơ thể của Lý Bảo Tường ốm yếu cò hương như vậy thực sự khiến nữ đạo diễn hết sức lo ngại.

Như hiểu được lo lắng của Dương Khiết, Lý Bảo Tường an ủi bà: "Những ngày khó khăn vất vả hơn thế tôi đã kinh qua, có mọi người ở bên, tôi còn lo gì cực khổ nữa. Cô không phải lo cho thân da bọc xương của tôi, trước giờ có bao giờ tôi béo được đâu". Nghe được những lời như vậy, Dương Khiết cảm thấy yên tâm hơn và quyết định nhận Lý Bảo Tường vào đoàn, đồng thời trở thành "sếp" của nhóm phục trang, "dưới trướng" còn có 2 nhân viên khác theo sự chỉ đạo của ông là Hàn Canh Trạch và Trần Thiết Sơn.

Cả đoàn vớ bở

Lịch trình của đoàn Tây du ký cũng như thái độ làm việc của các nhân viên trong đoàn khiến đạo diễn Dương Khiết, đến bây giờ vẫn cảm thấy không có gì để hối tiếc trước những quyết định nhận nhân viên của bà. Tất cả kế hoạch đều được lên sẵn hàng năm, hàng tháng, hàng ngày rất rõ ràng, từ lĩnh vực địa lý, thời tiết, bối cảnh, kịch bản, diễn viên… đều được sắp xếp, bố trí một cách hết sức chi tiết, cụ thể và rõ ràng. Kế hoạch của cả năm đều được vạch ra hoàn chỉnh, gần như không bị sai sót đến một ngày.

Lý Thành Nho (ngoài cùng bên trái) cùng thành viên đoàn Tây du ký trong thời gian ở Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam. Phía sau ông là Trần Thiết Sơn, "đồ đệ" của Lý Bảo Tường.

Có được điều này, Dương Khiết phải yêu cầu tất cả thành viên đoàn phải thực hiện và tuân thủ theo một cách nghiêm khắc, chỉ cần xảy ra một sơ xuất nhỏ sẽ khiến làm ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch công việc của cả đoàn. Ngoài ra, tất cả mọi khâu, mọi công việc trong đoàn đều được người phụ trách các bộ phận lên kế hoạch và báo cáo cho Dương Khiết. Đặc biệt là bộ phận chế tác luôn trong không khí hết sức khẩn trương. Đạo diễn Dương cảm thấy hài lòng với bộ phận này khi có những nhân viên làm việc cần mẫn, nhanh nhẹn và thường hoàn thành công việc được giao trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Cụ thể trong thời gian đoàn tiến hành quay tập Vào nhầm Tiểu Lôi Âm, đoàn chuyển địa điểm quay từ Kiến Đức đến Hàng Châu. Vì lịch trình lên rất sát sao và khẩn trương, người đi tiền trạm lúc đó là Lý Thành Nho. Lần này ông đi trước một ngày để giải quyết vấn đề nhà ăn cho thành viên đoàn. Thời gian đó, điều kiện ăn ở tại Hàng Châu vẫn còn rất thiếu thốn, nhà nghỉ khách sạn lại thưa thớt, gần như là không thể tìm ra được nơi nào có thể chứa được một đoàn phim đông hàng chục người của đoàn Tây du ký.

 
Lý Thành Nho (thứ hai từ trái qua) cùng đạo diễn Dương Khiết trong một buổi phỏng vấn trên truyền hình hồi tháng 1/2013.

Vấn đề chưa được giải quyết, trong khi ngày thứ hai đoàn đã phải tức tốc lên đường. Không biết Lý Thành Nho đã quan hệ thế nào khi mượn được nơi ở của Lâm Bưu (nhà hoạt động chính trị và quân sự Trung Quốc, nguyên soái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng) ở Hàng Châu. Mặc dù thời gian này khu di tích của Lâm Bưu chưa được mở cửa phục vụ du lịch, các phòng ở đây đều rất rộng rãi, chỉ có điều giường nằm tương đối ít.

Lý Thành Nho tiếp tục đi lo vấn đề giường nằm cho đoàn, như vậy coi như vấn đề chỗ ở đã giải quyết xong. Khi đoàn kéo đến Hàng Châu trong tình trạng thật sự cấp bách và ai nấy đều cảm thấy bất ngờ khi được ở một địa điểm đẹp đẽ, rộng rãi và thanh bình như khu di tích Lâm Bưu. Mọi người trong đoàn đều hết lời khen ngợi tài quan hệ, ứng phó của Lý Thành Nho.

Theo Khám phá

Theo Khám phá

Bạn có thể quan tâm