Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc giúp điệp viên không-không-thấy tạo hiện tượng phòng vé

“Johnny English Strikes Again” thực tế vẫn đạt doanh thu rất tốt dù vấp phải nhiều chỉ trích, và phim gần như không cần đến thị trường Bắc Mỹ.

Trailer bộ phim 'Johnny English: Tái xuất giang hồ' Phần ba của loạt phim về điệp viên "không-không-thấy" Johnny English do danh hài Rowan Atkinson thể hiện.

Johnny English Strikes Again chứng kiến Rowan Atkinson có lần thứ ba vào vai chàng điệp viên hậu đậu Johnny English - phiên bản giễu nhại của 007. Lần gần nhất ông hóa thân thành nhân vật đã từ cách đây 7 năm với Johnny English Reborn (2011).

Doanh thu phòng vé lúc này của bộ phim là khoảng 142 triệu USD toàn cầu. Con số đó không quá ấn tượng, và thua kém hai phần trước. Lần lượt mỗi tập Johnny English (2003) và Johnny English Reborn từng mang về cho đội ngũ sản xuất khoảng 160 triệu USD.

doanh thu Johnny English Strikes Again anh 1
Johnny English Strikes Again chỉ kiếm vỏn vẹn 4 triệu USD từ Bắc Mỹ, nhưng đã mang về hơn 142 triệu USD từ phòng vé khắp toàn cầu. Ảnh: Universal.

Tuy nhiên, Universal vẫn có thể hài lòng với thành tích đó, bởi kinh phí sản xuất của bộ phim mới chỉ là 25 triệu USD, tức rẻ hơn hai phần trước tới khoảng 20 triệu USD. Đáng chú ý hơn cả, Johnny English Strikes Again gần như bị khán giả Bắc Mỹ ghẻ lạnh.

Tại thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới, Johnny English từng thu 28 triệu USD, còn thành tích quốc tế thì lên tới 132,5 triệu USD. Trong đó, quê hương Anh quốc của Rowan Atkinson đặc biệt yêu thích bộ phim, và đóng góp tới 31 triệu USD.

Bước sang phần hai, Johnny English Reborn giảm mạnh doanh thu xuống mức 8,3 triệu USD tại Bắc Mỹ, nhưng lại nâng doanh thu quốc tế lên mức 151,7 triệu USD (với tiếp tục 33 triệu USD tại Anh). Tỷ lệ 6% đến từ Bắc Mỹ trong tổng doanh thu được coi là con số thấp kỷ lục đối với các bộ phim được phát hành trên diện rộng bấy lâu nay.

‘Johnny English 3’: Bước thụt lùi của thương hiệu điệp viên hài hước

“Johnny English Strikes Again” đánh dấu màn tái xuất của nhân vật “điệp viên không-không-thấy” do Rowan Atkinson thể hiện. Song, tác phẩm tỏ ra thua kém hai phần trước rất nhiều.

Việc có nhiều dự án nay phải lệ thuộc vào thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, là điều không hề hiếm thấy. Lần lượt các bộ phim như xXx: Return of Xander Cage, Warcraft hay Inferno đều có doanh thu quốc tế chiếm tới 80-90% con số tổng.

Nhưng Johnny English Strikes Again tiếp tục khiến giới quan sát phải ngạc nhiên với doanh thu chỉ 4 triệu USD tại Bắc Mỹ với lượng rạp chiếu ít ỏi. Con số chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng doanh thu 142 triệu USD lúc này của bộ phim.

Việc bộ phim bị chỉ trích khiến thành tích phòng vé tại  Anh bị sụt giảm xuống 22 triệu USD. May mắn thay, Trung Quốc đã xuất hiện đúng lúc và đóng góp cho chuyến phiêu lưu mới của Johnny English khoảng 11 triệu USD.

Có thể thấy doanh thu quốc tế của thương hiệu Johnny English hiện vẫn ở mức ổn định, dù phần ba ra đời tương đối lâu sau phần hai. Tuy nhiên, nếu Rowan Atkinson có lần thứ tư hóa thân thành điệp viên “không-không-thấy”, phim có thể lên thẳng hạ tầng Netflix chứ không cần ra rạp ở Bắc Mỹ mà vẫn đủ giúp Universal thu lãi.

Bị khán giả Mỹ thờ ơ, ‘Fantastic Beasts’ sẽ cầu cứu Trung Quốc?

Tuy có thành tích từ các thị trường quốc tế cứu vãn đôi phần, nhưng hoàn cảnh nói chung của “Fantastic Beasts: The Crimes of Grindelwald” tại phòng vé là không mấy sáng sủa.


Ngọc Nhi

Bạn có thể quan tâm