Dù đã được khuyến cáo nhiều lần, quan niệm kiêng nước, kiêng gió khi trẻ mắc bệnh vẫn được nhiều ông bà, cha mẹ duy trì đến ngày nay, nhất là với các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi…
Đáng nói hơn, nhiều gia đình còn làm sạch cơ thể cho trẻ bằng các dung dịch như nước chanh, nước pha rượu… Đây là điều tuyệt đối nên tránh.
Đặt mình vào vị trí của trẻ
Liên quan vấn đề kiêng tắm, bác sĩ Trần Ngọc Lưu, khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), chia sẻ: “Nếu đặt mình vào vị trí của con, trong trường hợp các bé sốt liên tục 2-3 ngày và không được tắm, chúng ta có khó chịu hay không?”.
Theo vị chuyên gia, quan niệm này của các phụ huynh sẽ khiến trẻ rất bứt rứt, khó chịu, từ đó quấy khóc nhiều hơn, ảnh hưởng đến quá trình theo dõi cũng như điều trị.
Đồng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện E (Hà Nội), cho hay trong những trường hợp trẻ mắc các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, thủy đậu… việc kiêng tắm trong thời gian dài khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch, rất dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng cơ hội.
Trẻ bị sốt liên tục phải kiêng tắm sẽ rất khó chịu, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cơ hội. Ảnh minh họa: kelli_mcclintock. |
Vị chuyên gia nêu ví dụ trong trường hợp bệnh thủy đậu, nếu cha mẹ không chú ý vệ sinh tốt cho trẻ, chính những tổn thương trên bề mặt da sẽ trở thành nguồn lây để các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Không chỉ vậy, đối với những trẻ bị bệnh, nguy cơ bị nhiễm trùng cơ hội là rất cao dẫn đến bùng phát hiện tượng viêm da, thủy đậu bội nhiễm,... Các bệnh lý này khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngoài ra, bác sĩ Quý nhận định khi bị ốm, cơ thể trẻ cần nhiều năng lượng hơn để chống lại bệnh tật và các yếu tố nhiễm khuẩn. Bản thân trẻ cũng có hiện tượng biếng và chán ăn. Thời điểm này, nếu cha mẹ tiếp tục cho trẻ ăn kiêng là hoàn toàn phản khoa học. Điều này khiến trẻ lâu khỏi bệnh hơn, khi kéo dài còn gây ra những nguy cơ về suy dinh dưỡng.
Điều cấm khi tắm và chăm sóc hàng ngày
Dù không cần kiêng tắm, bác sĩ Trần Ngọc Lưu cho biết một số gia đình đến nay vẫn chăm sóc trẻ theo quan niệm xưa, đó là tắm cho trẻ khi sốt cao bằng rượu, nước chanh với mong muốn hạ nhiệt nhanh hơn.
Tuy nhiên, vị chuyên gia khẳng định việc làm này không nên thực hiện do có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ khi sốt.
“Khi tắm cho trẻ bằng các loại dung dịch có tính axit như nước chanh, rượu… chúng có thể làm tăng”, bác sĩ Lưu giải thích.
Về vấn đề này, bác sĩ Trương Văn Quý khuyến khích việc cho trẻ tắm như hàng ngày, không thay đổi cách thức cũng như sản phẩm làm sạch.
"Nếu bình thường trẻ đang được tắm bằng xà phòng hay sữa tắm thì khi bị bệnh, cha mẹ vẫn nên giữ nguyên loại xà phòng, sữa tắm đó", vị này nhấn mạnh.
Cần tránh cho trẻ tắm bằng nước chanh, rượu hay các dung dịch có tính axit, dễ bốc hơi. Ảnh minh họa: nihal_karkala. |
Nguyên nhân là trong lúc ốm, trẻ sẽ có rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến dị ứng. Theo bác sĩ Quý, nhiều cha mẹ quyết định tắm cho con bằng nước lá thay cho sữa tắm với mong muốn con được an toàn hơn khi bị bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã xuất hiện dấu hiệu dị ứng với các thành phần nước lá sau khi tắm.
Bên cạnh đó, bác sĩ Lưu cũng nhấn mạnh trẻ khi sốt xuất huyết vẫn có thể ngủ trong phòng máy lạnh. Việc làm này sẽ giúp trẻ thoải mái, dễ chịu từ đó dễ ngủ hơn, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý để nhiệt độ điều hòa không quá lạnh. Nguyên nhân là nhiệt độ quá thấp từ điều hòa sẽ khiến mạch máu trên da của trẻ bị co lại, khiến quá trình thoát nhiệt chậm hơn.
Một sai lầm khác cha mẹ cần tránh đó là việc đắp chăn trùm kín người trẻ khi các bé ngủ. Hành động này thường xảy ra trong một số trường hợp trẻ sốt cao nhưng thoát nhiệt chậm, gây ra biểu hiện lạnh run.
“Tuy nhiên, nếu đắp chăn kín người trẻ, mồ hôi sẽ không thể thoát ra ngoài. Mặt khác, chúng ta cũng không thể theo dõi được nhiệt độ trên da của trẻ”, bác sĩ Lưu khuyến cáo.
Vị chuyên gia cũng khuyến cáo ngoài cũng lưu ý trên, việc ăn uống, tắm rửa khi trẻ sốt xuất huyết có thể thực hiện gần như bình thường.
Bác sĩ Quý nhấn mạnh vấn đề dinh dưỡng cần được các phụ huynh đặc biệt quan tâm. Cha mẹ không nên thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ốm bởi việc làm này có thể tạo thành yếu tố nhiễu trong việc chẩn đoán và điều trị.
Đôi khi việc thay đổi chế độ ăn, bắt trẻ ăn kiêng lại gây ra những vấn đề khác như tiêu hóa hay dị ứng khiến các y bác sĩ khó phân biệt và xử lý các triệu chứng.
Cha mẹ nên cố gắng tạo cho trẻ một môi trường và cảm giác thoải mái nhất khi bị ốm. Đồng thời, cha mẹ cũng nên cố gắng duy trì chế độ ăn đều đặn như hàng ngày, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trẻ có thể ăn các món dễ tiêu như cháo, sữa trong trường hợp biếng ăn do ốm. Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm nâng cao sức đề kháng của trẻ như nước hoa quả, sữa chua.
Dịch tay chân miệng
Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện ngay
Con tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng, đang điều trị tại nhà. Xin hỏi bé có triệu chứng nào thì tôi cần đưa tới bệnh viện ngay?
Thủ tướng: Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm nếu thiếu vaccine Covid-19
Nhấn mạnh dịch bệnh dù được kiểm soát vẫn còn những diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đẩy mạnh tiêm chủng và phải chịu trách nhiệm nếu để thiếu vaccine Covid-19.
Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp một số tình trạng ngoài da như phát ban do viêm da, nhiễm virus hay vi khuẩn, nấm.
Luật sư: 'Vội vã thiêu thi thể bé trai là điều bất thường'
Theo luật sư, ông Quang có dấu hiệu bất minh khi vội vã hỏa táng thi thể bé trai 3 tuổi. Cảnh sát cần làm rõ mục đích của bị can để xem xét áp dụng thêm tội danh.
Một gia đình làm đơn tố giác người liên quan vụ bé trai bị thiêu
Một gia đình ở TP Huế cho rằng con trai của họ đã nhiều lần bị bạo hành trong thời gian được ông Lê Minh Quang chữa bệnh chậm phát triển.