1. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là dấu hiệu rụng trứng thường xuyên
Hầu hết phụ nữ đều có chu kỳ kéo dài từ 24-35 ngày. Điều này báo hiệu việc rụng trứng thường xuyên. Những người có chu kỳ kinh ngắn hoặc dài hơn có thể mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) do di truyền và ngày rụng trứng rất dễ bị dao động.
2. Đo thân nhiệt không dự đoán được thời điểm rụng trứng
Theo Huffington Post, đo thân nhiệt là một trong những phương pháp theo dõi rụng trứng bằng cách đo nhiệt độ cơ thể vào mỗi sáng. Phương pháp này được sử dụng để xác định nhiệt độ cơ thể tăng, dấu hiệu cho thấy progesterone đang được sản xuất.
Vấn đề ở đây là nhiệt độ cơ thể chỉ tăng lên sau khi việc rụng trứng đã xảy ra. Điều này gây khó khăn khi chọn thời điểm tối ưu nhất để thụ thai. Do đó, phương pháp này thường không mang lại kết quả như ý.
Đo thân nhiệt là phương pháp thường được sử dụng để dự đoán ngày rụng trứng, tuy nhiên nó không có hiệu quả như ý muốn. Ảnh: Huffingtonpost. |
3. Ống dẫn trứng bị tắc có thể do bệnh nhiễm trùng vùng kín
Khoảng 10% các trường hợp vô sinh là do bệnh ngoài tử cung, hoặc tắc nghẽn hoàn toàn hay sẹo ở vùng chậu gây ra cản trở ống dẫn trứng. Nguyên nhân chính gây bệnh ngoài tử cung là nhiễm trùng vùng kín do bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia.
Các bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra ít không có triệu chứng nên bạn không thể hiểu vì sao ống dẫn trứng bị ảnh hưởng. Đây là lý do tại sao các bác sĩ sẽ sử dụng thử nghiệm Hysterosalpingogram (HSG) để kiểm tra hình dạng tử cung, ống dẫn trứng của phụ nữ khi họ không thể thụ thai trong 6 tháng trở lên.
4. Hầu hết phụ nữ trên 44 tuổi bị vô sinh, dù quá trình rụng trứng bình thường
Ngay cả khi được điều trị khả năng sinh sản, tỷ lệ thụ thai ở nữ giới là rất thấp sau tuổi 44. Hầu hết phụ nữ có thai trong khoảng trên 40 tuổi đã sử dụng trứng của những phụ nữ trẻ tuổi.
5. Từng sinh con khỏe mạnh không có nghĩa tinh trùng luôn hoạt động tốt
Số lượng tinh trùng có thể thay đổi khá lớn theo thời gian, vì vậy không thể đảm bảo khả năng thụ thai trước khi đảm bảo chất lượng tinh trùng. Phân tích mẫu tinh dịch là cách duy nhất để xác định tinh trùng vẫn còn khỏe mạnh hay không.
6. Vitamin D có thể cải thiện kết quả điều trị vô sinh
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Nam California cho rằng những người phụ nữ đã từng điều trị vô sinh, nhưng có nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp vẫn rất khó có thai. Loại vitamin này cũng rất cần thiết trong quá trình mang thai. Tại Trung tâm sinh sản Thái Bình Dương, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên bổ sung 2.000-4.000 IU vitamin D mỗi ngày.
7. Thiếu cân hoặc béo phì ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản
Các bằng chứng trong những năm gần đây chứng minh cân nặng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai ở cả nam và nữ giới. Phụ nữ gầy thường có lượng hormone tình dục thấp, ít rụng trứng, kinh nguyệt thất thường. Đàn ông thiếu cân cũng dễ bị bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, rối loạn cương dương, giảm số lượng tinh trùng.
Phụ nữ béo phì sẽ ức chế quá trình rụng trứng, làm suy giảm chức năng của buồng trứng. Trong khi nam giới béo phì thường bị rối loạn cương dương, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, chất lượng và số lượng tinh trùng.