Tác nhân gây bệnh giang mai là một loại?
BS Đào Thế Tân, nguyên giảng viên Đại học Y Hà Nội, nguyên hội viên Hội Y học giới tính Việt Nam, cho biết bệnh giang mai do một loại vi khuẩn có tên Treponema pallidum (còn được gọi là xoắn khuẩn giang mai) gây ra. |
Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân có thể lây bệnh giang mai?
Theo BS Liên Hồng, bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua đường tình dục, qua truyền máu, từ mẹ sang con hoặc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân. |
Tỷ lệ bệnh giang mai lây nhiễm qua đường tình dục?
Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, khoa sản, Trung tâm y khoa Thái Hà (Hà Nội), hiện nay có tới 90% người bị bệnh giang mai lây lan chủ yếu qua đường tình dục. |
Người bị bệnh giang mai giai đoạn đầu xuất hiện triệu chứng nào?
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung cho hay ở giai đoạn đầu, cơ thể người bệnh xuất hiện các vết loét nông, xung quanh nổi lên các hình tròn màu đỏ, có viền, không có cảm giác đau. |
Thời gian ủ bệnh trong bao lâu?
Bác sĩ Phùng Thanh Vân, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, cho biết bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày. |
Bệnh giang mai chỉ xảy ra ở cơ quan sinh dục?
Bác sĩ sản khoa Phùng Thanh Vân cho biết các xoắn khuẩn giang mai có thể phát triển tạo thành gôm làm tổ trong lục phủ, ngũ tạng, một số bệnh nhân đi kiểm tra mới biết mình đã mắc căn bệnh này. |
Điều trị bệnh giang mai chủ yếu dựa vào?
Bác sĩ Ye Xing Dong, Phó giảm đốc Sở Phòng chống bệnh da liễu Quảng Châu (Trung Quốc), cho biết giang mai có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh song bệnh có thể tái phát hoặc kháng thuốc. |
Điều gì sẽ xảy ra nếu không điều trị giang mai kịp thời?
Theo bác sĩ Phùng Thanh Vân, nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển sang các triệu chứng nặng, bao gồm các vấn đề về thần kinh, mù mắt, mất trí nhớ, tê liệt và thậm chí tử vong. |
Biện pháp phòng tránh bệnh giang mai lây qua đường tình dục?
Theo BS Nguyễn Thành Úc, để phòng bệnh giang mai thì không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết, vết loét của người bị bệnh. |