Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

WEATHER

Điều gì xảy ra với cơ thể khi thời tiết ngày càng nóng

Nắng nóng gay gắt là mối nguy lớn với người bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Khi thời tiết oi bức, cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt, khiến tim và mạch máu chịu áp lực lớn.

Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người đổ bệnh. Ảnh: Nguyễn Thuận.

Theo TS.BS Bùi Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3) những người có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng gồm người cao tuổi, bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp. Bên cạnh đó, người có tiền sử đột quỵ, bệnh thận mạn, đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị tim mạch cũng bị ảnh hưởng.

Điều này có thể dẫn đến những hậu quả như gây mất nước và mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến hoạt động của tim và huyết áp. Khi nhiệt độ cao, mạch máu giãn ra để giảm nhiệt có thể làm tụt huyết áp, dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu.

Ngoài ra, thời tiết nắng nóng có thể gây ra hiện tượng căng thẳng về nhiệt độ trong cơ thể, mất nước, tăng độ nhớt của máu… Từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành cục máu đông, dẫn đến nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ.

Thêm nữa, tim phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu khi nhiệt độ cơ thể lên cao, do đó có khả năng khiến các vấn đề như rung nhĩ, nhịp tim nhanh hoặc suy tim trầm trọng hơn. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các bệnh nhân tim mạch.

Để phòng ngừa tác hại của nhiệt độ cao, bác sĩ Mẫn khuyến cáo người dân không nên tiếp xúc với nhiệt độ quá cao đột ngột. Ra ngoài trời nắng nóng ngay sau khi ở trong phòng điều hòa, hoặc tắm nước quá lạnh có thể làm thay đổi huyết áp bất chợt, gây chóng mặt, ngất xỉu hoặc nguy hiểm hơn là đột quỵ. Do đó, người bệnh nên tránh ra ngoài vào những thời điểm nóng nhất trong ngày (10-16h) và che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài.

Rượu bia có thể làm giãn mạch máu, gây hạ huyết áp đột ngột và mất nước. Cà phê và các loại nước uống chứa caffeine có thể làm tim đập nhanh hơn, gây căng thẳng tim mạch. Đây vốn là những thứ có hại cho người mắc bệnh tim mạch và huyết áp.

Đồng thời, người bệnh tim mạch, huyết áp thường có nguy cơ mất nước cao hơn trong mùa nóng. Nếu không bổ sung đủ nước, máu sẽ trở nên đặc hơn, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Mọi người cần uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, ngay cả khi chưa cảm thấy khát. Đặc biệt là nước lọc, nước điện giải, thay vì uống nước ngọt có ga hoặc rượu bia. Người bệnh nên giảm ăn mặn để bớt gánh nặng cho tim.

Nước tăng lực sẽ gặm nhấm cơ thể bạn từ bên trong

Nhiều người thường nhờ tới các loại nước tăng lực khi mệt mỏi hay muốn nâng cao thể lực. Nếu thỉnh thoảng bạn uống các loại nước này thì không có vấn đề gì, tuy nhiên nếu chúng thường xuyên được uống hay phải uống mỗi ngày thì có một điều bạn nhất định nên biết. Đó là các thành phần của nước tăng lực.

Trong một chai nước tăng lực 125cc này có ghi thành phần nguyên liệu là “Carbohydrate (đường, đường lỏng glucose, fructose)”, bảng giá trị dinh dưỡng có ghi “Carbohydrate 19g”, tức là trong một chai nước này có chứa 19g carbohydrate.

Bộ Y tế - Lao động & Phúc lợi Nhật Bản đã ước tính, nhu cầu tối thiểu cho lượng carbohydrate loại tiêu hóa được trong một ngày là 100g. Uống một chai nước tăng lực 125cc này, bạn đã hấp thu gần một phần năm nhu cầu tối thiểu của cơ thể.

Ăn gì để người bệnh COPD 'dễ thở' hơn?

Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt vì họ tiêu hao nhiều năng lượng trong quá trình thở.

Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COPD

Thường xuyên khó thở, mệt mỏi, ho lâu ngày không khỏi, chất nhầy nhiều có thể là một số dấu hiệu nhận biết sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Giải pháp mới trong điều trị rụng và phục hồi tóc hư tổn

Hội thảo khoa học do Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tổ chức diễn ra thành công với chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về thách thức và các giải pháp tiên tiến trong điều trị rụng tóc.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm