Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều trị chủ động hàng ngày giúp kiểm soát tốt hen

Khi tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và chủ động dùng thuốc corticosteroid dạng hít mỗi ngày, bệnh nhân hen có thể bảo vệ phế quản giảm nhẹ cơn hen, tăng chất lượng cuộc sống.

Chị D.T.G. (Biên Hòa, Đồng Nai) được chẩn đoán mắc hen mức độ nhẹ vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, vì dịch bệnh đồng thời nghĩ bệnh sẽ tự khỏi, nên chị G. không đến bệnh viện thăm khám và cũng không mua thuốc theo toa của bác sĩ.

Mới đây, chị G đi tái khám do thấy khò khè nhiều, thở dốc, mỗi lần thở phải rít lấy hơi sâu, ho và nặng ngực khi ho. Kết quả cho thấy tình trạng hen đã trở nặng, chị phải nằm viện nhiều ngày, dùng thuốc và thở máy. Bác sĩ cho biết, bệnh hen của chị G. trở nặng do dùng thuốc không đủ liều, không được theo dõi và điều trị đúng cách trong suốt thời gian dài.

Hiện nay, dù có nhiều tiến bộ trong điều trị hen phế quản, nhưng đây là căn bệnh mạn tính và mục tiêu điều trị là dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa đợt cấp và tác dụng phụ. Tuy nhiên, theo CDC - trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật, vẫn có trên 50% bệnh nhân chưa kiểm soát được bệnh và hàng nghìn người tử vong mỗi năm do hen. Nguyên nhân chủ yếu được các chuyên gia y tế xác định là do bệnh nhân không đến khám hoặc chỉ khám một lần rồi bỏ điều trị và dùng thuốc không đúng cách.

Chủ quan trong điều trị khiến bệnh trở nặng

Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm... gây tắc nghẽn và hạn chế luồng khí đường thở. Bệnh nhân hen thường có các biểu hiện như ho, khò khè, khó thở và nặng ngực xuất hiện đột ngột khi tiếp xúc với yếu tố gây kích thích như gắng sức quá mức, chất dị ứng, tác nhân môi trường và nhiễm virus hô hấp. Các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ.

GSK Viet Nam anh 1

Hen thường được chia thành 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

Bệnh nhân hen nhẹ có thể gặp phải triệu chứng (ho, khò khè, khó thở hoặc nặng ngực) hơn 2 lần trong tuần nhưng không phải mỗi ngày. Do cơn hen ở mức chưa đáng báo động, bệnh nhân dễ hiểu sai về các chỉ dẫn trong điều trị, dẫn đến tâm lý chủ quan, không tuân thủ đúng phác đồ, khiến bệnh hen dễ tiến triển nặng hơn.

Chủ động tuân thủ điều trị để kiểm soát hen hiệu quả

Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân hen sẽ được đánh giá triệu chứng trong vòng 4 tuần khi điều trị, đo chức năng phổi, xác định yếu tố nguy cơ, mức độ của bệnh và sự tuân thủ điều trị. Ngoài ra, các bệnh đồng mắc như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, trào ngược dạ dày, béo phì... cũng có thể được đánh kiểm trong quá trình thăm khám.

GSK Viet Nam anh 2

Bệnh nhân hen được đánh giá triệu chứng trong 4 tuần khi điều trị.

Thuốc kháng viêm corticosteroid dạng hít là thuốc nền tảng trong điều trị hen. Thuốc kiểm soát có chứa corticosteroid được sử dụng theo một trong hai liệu pháp, gồm: Dùng thuốc linh hoạt khi cần thiết (PRN) ở bệnh nhân hen nhẹ hoặc dùng thuốc chủ động thường xuyên (PRD) theo chỉ định của bác sĩ.

Mới đây, một nghiên cứu khoa học của tập đoàn chăm sóc sức khỏe GSK đã công bố dữ liệu ủng hộ việc dùng thuốc duy trì chủ động thường xuyên (PRD) dựa trên hiệu quả và an toàn trong điều trị hen.

Theo đó, nếu tuân thủ phác đồ điều trị với thuốc corticosteroid dạng hít liều thấp đều đặn hàng ngày, bệnh nhân có thể đạt tới 100% hiệu quả bảo vệ phế quản. Ngược lại, nếu bệnh nhân không tuân thủ hoặc chỉ dùng thuốc 3-4 lần mỗi tuần khi cần thiết, tình trạng viêm mạn tính có thể không được kiểm soát và bệnh nhân sẽ có thể không đạt mục tiêu điều trị.

Bệnh nhân hen nhận tư vấn bác sĩ từ sớm để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Chương trình giáo dục dành cho công chúng do Hội Hen, Miễn dịch và Dị ứng lâm sàng và Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam phối hợp thực hiện.

Giang Tiểu San

Bạn có thể quan tâm