Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nhờ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp nội khoa, tình trạng đi ngoài của ông Minh giảm còn 2-3 lần một ngày. Người bệnh ăn ngủ tốt.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Minh phát hiện ung thư và phẫu thuật cắt toàn bộ đại tràng ở nước ngoài. Sau khi về nước, vì bệnh tái phát và di căn, ông Minh tiếp tục điều trị tại một số bệnh viện lớn. Vào tháng 6, ông đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trong tình trạng đau bụng, sút cân, sôi bụng, đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày. Qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy người bệnh có dấu hiệu tắc ruột.
Do đã cắt toàn bộ đại tràng, ông Minh bị hội chứng ruột ngắn dẫn đến rối loạn hấp thu, chức năng cân bằng điện giải của cơ thể hoạt động kém. Bên cạnh đó, người bệnh không được can thiệp điều trị đúng và đủ về dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần, sút cân.
Khi nhập viện, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp phối hợp cùng Dinh dưỡng lập tức lên phác đồ điều trị kết hợp dinh dưỡng cho ông Minh.
TS.BS Vũ Thị Thanh khám dinh dưỡng cho người bệnh ung thư. |
TS.BS Vũ Thị Thanh - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội - cho biết đại tràng có chức năng tiếp nhận nhũ trấp (dạng bán lỏng của khối thức ăn bị tiêu hóa một phần tại dạ dày) từ ruột non xuống, khoảng 500-1.000 ml/ngày. Đồng thời, đại tràng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng (khoảng 200 ml) để phục vụ quá trình bài tiết phân.
Bình thường, người bệnh cắt toàn bộ đại tràng đi ngoài 4-5 lần một ngày. Tuy nhiên, ông Minh bị tắc ruột kèm hội chứng ruột ngắn, phải phẫu thuật gỡ dính, mở thông ruột. Người bệnh gần như không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài 20 lần một ngày.
Một ngày sau mổ, bệnh nhân được điều trị nội khoa kết hợp truyền túi dinh dưỡng đa vi chất qua đường tĩnh mạch. Theo bác sĩ Vũ Thanh, thời điểm này, việc bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh rất cần thiết. Sau phẫu thuật, hệ tiêu hóa chưa phục hồi, cần nghỉ ngơi. Việc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch bằng chất dinh dưỡng chuyên biệt gồm glucose, acid amin và chất béo, chất khoáng, vitamin giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Bác sĩ Vũ Thanh cho biết sau khi truyền dưỡng chất, ông Minh được điều trị dinh dưỡng tích cực, lựa chọn thực phẩm theo nguyên tắc không kích thích tăng nhu động ruột. Ngoài ra, thực phẩm được lựa chọn có tác dụng cô đặc phân, đảm bảo đủ chất, dễ hấp thu.
Sau ba ngày can thiệp đường tiêu hóa, người bệnh ăn uống tốt, tình trạng đi ngoài giảm còn 6-7 lần một ngày. Ngày thứ 7 sau can thiệp, các chỉ số xét nghiệm dần ổn định. Không còn chướng bụng, bệnh nhân ăn được cơm, đi ngoài 2-3 lần một ngày. Hiện sức khỏe người bệnh ổn định, tập đi lại để hồi phục sau mổ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 người chết vì ung thư. Trong đó 80% trường hợp sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Đa phần người bệnh ung thư chưa được chăm sóc đúng và đủ về chế độ dinh dưỡng. Nhiều trường hợp kiêng ăn quá mức để “bỏ đói” khối u, dẫn đến tình trạng sụt cân, suy kiệt. Người bệnh không thể theo hết phác đồ điều trị khiến hiệu quả kém, tiên lượng sống giảm.
Người bệnh ung thư cần xây dựng phác đồ đặc biệt dựa trên thể trạng. Dinh dưỡng hợp lý giúp giảm tác dụng phụ của phương pháp điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống.
*Tên nhân vật được thay đổi
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh ung thư không chỉ được điều trị bởi chuyên gia giỏi trong lĩnh vực ung bướu, mà còn được cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng. Phác đồ dinh dưỡng được điều chỉnh phù hợp tình trạng sức khỏe từng người bệnh, giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị, giảm nhẹ triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư được tập vật lý trị liệu nhằm giảm nhẹ tác dụng phụ sau hóa - xạ trị. Để được khám và tư vấn miễn phí bệnh lý ung thư, độc giả liên hệ 02438723872 - 02471066858 hoặc đăng ký tại đây.