Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

“Định mệnh” của Lưu Huỳnh và Trương Ngọc Ánh

Đối với Lưu Huỳnh, bất luận phim làm cho khán giả số đông hay riêng biệt cho khán giả chọn lựa, anh vẫn khiến người ta tin chắc rằng: ở Lưu Huỳnh luôn là sự chắt chiu, tươm tất mà Áo lụa Hà Đông là một điển hình.

“Định mệnh” của Lưu Huỳnh và Trương Ngọc Ánh

Đối với Lưu Huỳnh, bất luận phim làm cho khán giả số đông hay riêng biệt cho khán giả chọn lựa, anh vẫn khiến người ta tin chắc rằng: ở Lưu Huỳnh luôn là sự chắt chiu, tươm tất mà Áo lụa Hà Đông là một điển hình.

“Định mệnh” của Lưu Huỳnh và Trương Ngọc Ánh

Cảnh trong phim Áo lụa Hà Đông - Ảnh tư liệu

Một đời phụ nữ truân chuyên - đi qua nỗi nhọc của đói nghèo, đi qua chiến tranh, để rồi ngay ở nơi tưởng chừng hạnh phúc là chốn nhân duyên thì cũng là nhân duyên với một người con trai nhiều khiếm khuyết; nghèo, gù, thấp bé tí tẹo và ích kỷ. Thế là thân phận cùng nhan sắc nơi cô Dần trong Áo lụa Hà đông làm tràn những tiếng nấc nơi khán giả. Nỗi đau đớn của đời một người đàn bà đẹp, không cần đến lời nói, Lưu để cho phim thể hiện sự giao thoa của hai đôi chân hai người khác phái.

Một bên, chân dài nõn nà, quyến rũ; còn bên kia, ngắn ngủn xù xì... Hình hài khác biệt tự nhiên ấy sẽ được tha thứ, sẽ được quên đi nếu Dần (Trương Ngọc Ánh) không còn phải bươn chải khi có ba mặt con. Mà đâu được vậy, thậm chí còn tệ hơn, chỉ vì để may áo dài cho con đi học, cô Dần phải đi ở vú cho những lão ông tóc trắng như mây, trong sự vũ phu ghen tuông của anh chồng gù.

Lưu đưa cái bi vào sâu trong cảm xúc và một điểm nổi trội nữa ở phim Lưu chính là khả năng kết hợp của âm nhạc (Đức Trí), với những ánh sáng và khung hình đẹp (Trinh Hoan). Những khoảng ngưng lặng để tạo nên nét ảm đạm trong cuộc sống thường nhật của mẹ con Dần, đan xen với những đại cảnh, những trường đoạn khốc liệt của chiến tranh và sự ảm đạm của đời thường.

Vì vậy những chi tiết không mới, hao hao chuyện đã nghe lâu nay như chuyện hai đứa con gái nhỏ có chung chiếc áo dài, nhưng phim Lưu vẫn rất thành công khi khắc họa nỗi buồn... Hai chị em đổi áo ngay trong mái nhà hoang trên đường, đứa lớn đến lớp đứa nhỏ về nhà; để rồi khi chiến tranh cướp đi mạng sống của đứa chị, đứa em đi học về ngang chỗ hai chị em hằng ngày vội vàng đổi áo, nó ngoái nhìn, những bước chân nhỏ bé lẻ loi...

Riêng với Trương Ngọc Ánh, dường như giữa Trương Ngọc Ánh và Lưu Huỳnh có một sự ràng buộc đã thành định mệnh. Năm 1994 khi Lưu về nước làm phim đầu tiên tại VN đã gặp Trương Ngọc Ánh, và cùng tạo nên một dấu mốc lãng mạn trong Em và Michael Jackson.

“Định mệnh” của Lưu Huỳnh và Trương Ngọc Ánh

Đạo diễn Lưu Huỳnh (ở giữa) trong buổi ra mắt đoàn phim - Ảnh Lữ Đắc Long

Năm 1997 Lưu làm Đường trần, họ lại gặp nhau lần hai. Hơn mười năm sau, khán giả chứng kiến cuộc đoàn tụ của Ánh và Lưu trong Áo lụa Hà Đông. Và lần nào cũng vậy, Lưu Huỳnh đã đưa Trương Ngọc Ánh thành biểu tượng, biểu tượng và định mệnh của người đàn bà nhan sắc.

Ở đó, Lưu Huỳnh và Trương Ngọc Ánh làm người ta thấy miên man hạnh phúc khi anh chàng xích lô yêu được một cô gái nhà giàu (Em và Michael Jackson). Rồi người ta nuối tiếc sự hồn nhiên trong trắng của một cô gái bị cha ghẻ đánh cắp cuộc đời (Đường trần). Sau nữa, người ta chua xót bởi một nhan sắc phải cam phận với anh gù vô tích sự... Và mai mốt nữa đây, lũ con gái của người đàn bà đẹp lớn lên thì số phận của nhan sắc sẽ ra sao?... Phim vờ như bỏ lửng ở đó (Áo lụa Hà Đông).

Chỉ có một điều, với mười mấy năm qua, khán giả VN cứ ngờ ngợ: cứ Lưu làm phim thì số phận của những người đàn bà nhan sắc lại thuộc về Trương Ngọc Ánh, như thể đó cũng là một “định mệnh”!

HUỲNH THANH DIỆU

Theo Tuổi Trẻ

Theo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm