Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Độ 'ống thở' vi sai cho Mercedes-Benz GLC như thế nào?

Quy trình độ "ống thở" cho vi sai của Mercedes-Benz GLC mất khoảng một tiếng đồng hồ, chi phí một triệu đồng.

GLC nuoc vao cau anh 1
Câu chuyện về Mercedes-Benz GLC bị nước lọt vào vi sai cầu trước đang khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng. Tình trạng này chỉ xuất hiện với dòng GLC dẫn động hai cầu 4Matic, nhưng đa số đều là GLC 300. Nước lọt vào vi sai cầu trước qua van điều chỉnh áp suất.
GLC nuoc vao cau anh 2
Mercedes-Benz có khuyến cáo chủ xe không đi xe qua vùng nước cao hơn 30 cm (mặt nước tĩnh), có nghĩa là cao gần bằng tâm bánh xe. Ngoài ra, một số khách hàng xịt rửa gầm xe cũng gặp tình trạng này. Nước lọt vào vi sai sẽ làm biến đổi tính chất của dầu, và lâu ngày có thể làm hỏng bộ phận này. Chi phí thay thế lên đến 170 triệu đồng.
GLC nuoc vao cau anh 3
Để đề phòng, nhiều chủ xe đã tìm đến các xưởng dịch vụ tư nhân để độ "ống thở" cho bộ vi sai. Trong hình là một chiếc Mercedes-Benz GLC 300 đang thi công nối dài van điều chỉnh áp suất vi sai. Anh Sơn, chủ nhân chiếc xe cho biết anh không hề lo lắng về tình trạng này, bởi nhiều người đang quá lo lắng nên họ đổ xô đưa xe đi kiểm tra, chứ thực chất sự việc không quá đỗi nghiêm trọng.
GLC nuoc vao cau anh 4
Có người cho rằng GLC 300 dính lỗi này nhiều nhất bởi dưới gầm xe có một lỗ trống làm mát, ngay gần vị trí của van điều chỉnh áp suất vi sai cầu trước. Khi xịt gầm bằng vòi cao áp hoặc nước ngập bắn lên, van dễ bị mở ra khiến nước xâm nhập vào bên trong.
GLC nuoc vao cau anh 5
Chiếc xe này độ "ống thở" cho cả vi sai cầu trước và sau.
GLC nuoc vao cau anh 6
 Sau đó tháo bỏ đi van điều chỉnh áp suất. Theo như anh Cường, người có nhiều năm kinh nghiệm chơi off-road, van điều chỉnh áp suất 2 chiều như GLC thường được dân chơi off-road dùng khi đã nối dài ống thở lên cao. Bởi van 1 chiều tiêu chuẩn trên những mẫu xe gầm cao có khả năng chống nước, nhưng thường bị kẹt bùn đất khi chơi off-road có thể mất khả năng hoạt động. Anh Cường cũng cho hay, điểm không hợp lý ở Mercedes-Benz GLC là van điều chỉnh áp suất đặt quá thấp.
GLC nuoc vao cau anh 7
Ống nối dài làm bằng cao su được nối thẳng vào vi sai. Anh Cường cho hay, loại ống này có khả năng chịu nhiệt tốt nên có thể đặt ở trong khoang động cơ.
GLC nuoc vao cau anh 8
Người thợ đang đi dây qua gầm xe. Dây được đi theo đường dẫn xăng để tránh tiếp xúc nhiệt, bởi đường dẫn xăng luôn luôn được sắp đặt ở vị trí có nhiệt độ không quá cao.
GLC nuoc vao cau anh 9
"Ống thở" cho cầu sau được nối lên phía bên phải khoang máy, đặt sâu vào vị trí khoang tránh tiếp xúc với nước.
GLC nuoc vao cau anh 10
"Ống thở" cho vi sai cầu trước lắp đặt dễ dàng hơn, được đặt phía sau tấm cách nhiệt nhằm tránh nhiệt độ tỏa ra từ động cơ. Người thợ đang đưa "ống thở" vào khoang tránh tiếp xúc với nước bên trái. 
GLC nuoc vao cau anh 11
Van điều chỉnh áp suất vi sai được gắn và cố định bằng đai thép ở đầu nối. Đây là loại van điều chỉnh 2 chiều, có khả năng không thấm nước.
GLC nuoc vao cau anh 12
"Ống thở" được thiết kế bám theo các đường dây điện để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chi phí độ "ống thở" cho vi sai trước và sau là 1 triệu đồng. Thời gian thi công khoảng 1 tiếng đồng hồ. Hiện tại, phía hãng đã có giải pháp cho tình trạng nước lọt vào vi sai của GLC, bằng cách lắp thêm dây nối dài lấy từ mẫu xe GLS. 
Vì sao nước có thể vào vi sai cầu trước của Mercedes-Benz GLC? Nhiều người dùng cùng kiến nghị việc Mercedes-Benz GLC bị tình trạng nước vào vi sai cầu trước sau một thời gian sử dụng.

Lội nước 30 cm, người dùng Mercedes-Benz GLC có thể mất 170 triệu

Nhiều chủ xe tại Việt Nam đồng loạt phản ánh tình trạng nước lọt vào vi sai cầu trước trên Mercedes-Benz GLC 250 và GLC 300. Chi phí thay thế lên đến 170 triệu đồng.















Toàn Thiện - Thế Anh

Bạn có thể quan tâm