Người Do Thái bị xua đuổi khỏi quê nhà ở Trung Đông sau cuộc chinh phạt của người Arab vào khoảng thời gian nào?
Các ghi chép lịch sử cho thấy người Do Thái đã sinh sống tại Trung Đông, trong đó có thành phố Jerusalem từ khoảng năm 2.000 trước Công nguyên. Đến giữa thế kỷ thứ 7, các nhà nước của người Arab đã tấn công nhà nước Do Thái, đẩy người Do Thái đi lưu lạc tại khắp các lãnh thổ ở Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu. |
Sau Chiến tranh thế giới 2, quy chế nhà nước được tổ chức nào trao cho người Do Thái?
Ngày 29/11/1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết 181, đề nghị thành lập hai nhà nước của người Arab và người Do Thái trên lãnh thổ Palestine Ủy trị thuộc Anh, và quy chế quốc tế đặc biệt đối với thành phố Jerusalem.Tổ chức đại diện cho người Do Thái ở Palestine đã nhanh chóng chấp thuận nghị quyết. Tuy nhiên, người Arab ở Palestine và các quốc gia Arab khác tuyên bố không chấp thuận sự tồn tại của nhà nước Do Thái. |
Liên quân Arab tấn công Israel năm 1948 bao gồm lực lượng của bao nhiêu quốc gia và tổ chức quân sự?
Ngày 14/5/1948, liên quân 7 nước Arab gồm Ai Cập, Syria, Jordan, Lebanon, Saudi Arabia, Yemen, Iraq và tổ chức du kích Palestine mở cuộc tấn công trên nhiều mặt trận vào quốc gia Israel vừa tuyên bố độc lập. Cuộc chiến bị lên án bởi cả Mỹ và Liên Xô. Năm 1949, Israel ký hiệp ước ngừng bắn riêng rẽ với các nước Arab tham chiến. Israel được cho là chiến thắng trong cuộc chiến khi mở rộng 50% lãnh thổ so với kế hoạch phân chia năm 1947 của Liên Hợp Quốc. |
Kể từ khi thành lập năm 1948, Israel đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh với liên quân các quốc gia Arab?
Israel đã 3 lần phải đối đầu với liên quân các quốc gia Arab. Sau cuộc chiến tranh năm 1948, chiến sự tiếp tục nổ ra trong Chiến tranh 6 ngày năm 1967 và Chiến tranh Yom Kippur 1973. Israel chiến thắng trong cả 3 cuộc chiến, dẫn đến sự thay đổi căn bản cục diện khu vực và thái độ của các nước Arab về một nền hòa bình với Israel. Đến năm 1979, Ai Cập, lãnh đạo thế giới Arab trong các cuộc chiến với Israel trước đó, ký hiệp ước hòa bình và công nhận sự tồn tại của nhà nước Israel. |
Tiến trình đàm phán hòa bình Israel - Palestine đạt được nhiều đột phá trong những năm đầu thập niên 90 dưới thời thủ tướng nào của Israel?
Yitzhak Rabin từng là chỉ huy quân sự uy tín của Israel trong cuộc chiến tranh Israel - Arab năm 1948. Trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ 2 từ năm 1992, Rabin đã thúc đẩy tiến trình hòa bình với Palestine. Cùng với nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat, Rabin đã ký kết Hiệp định Oslo, theo đó tạo lập chính quyền Palestine và trao một phần quyền kiểm soát các lãnh thổ tại Bờ Tây sông Jordan và Dải Gaza, vốn bị Israel chiếm đóng sau Chiến tranh 6 ngày năm 1967, cho Palestine. Ngày 4/11/1995, Rabin bị một phần tử Do Thái cực đoan ám sát do các nhượng bộ của ông dành cho Palestine tại Hiệp định Oslo. |
Thành phố nào được cả Israel và nhà nước Palestine tuyên bố là thủ đô của mình?
Jerusalem là thành phố nằm tại bờ phía tây của sông Jordan tại Trung Đông. Nơi đây là khởi nguồn của Do Thái giáo, có ý nghĩa quan trọng đối với Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Jerusalem là tâm điểm tranh chấp giữa Israel và nhà nước Palestine trong nhiều thập kỷ.Theo nghị quyết 181 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Jerusalem có quy chế quốc tế đặc biệt. Hiện toàn bộ Jerusalem nằm dưới quyền kiểm soát của Israel. |
Tổ chức quân sự nào đã kêu gọi biểu tình quy mô lớn phản đối quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của Tổng thống Mỹ Donald Trump?
Hamas là tổ chức quân sự được thành lập ban đầu với mục tiêu đấu tranh vũ trang thành lập nhà nước Hồi giáo của người Arab trên lãnh thổ Palestine như hoạch định trước năm 1948. Hamas, cùng với Jihad và PLO, từng nhiều năm theo đuổi con đường thánh chiến chống lại Israel. Hiện, Hamas theo đuổi con đường mềm dẻo hơn, chấp nhận đường biên giới đã tồn tại từ năm 1967, để đàm phán thành lập nhà nước Palestine. Hamas cũng là một lực lượng chính trị quan trọng trong chính quyền Palestine và tham gia kiểm soát an ninh tại Dải Gaza. |