Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp cần gì ở người ứng tuyển?

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng khá, giỏi, nhiều sinh viên vẫn đang chật vật tìm việc hoặc phải làm trái ngành với mức thu nhập thấp.

Trong khi đó, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao luôn là bài toán khó với rất nhiều doanh nghiệp. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Bằng đại học không phải tấm vé thông hành

“Mình cứ ngỡ với tấm bằng khá ngành Quản trị doanh nghiệp thì câu chuyện xin việc sẽ thuận lợi với bản thân. Thế nhưng, lần nào đi phỏng vấn mình cũng bị từ chối vì nhà tuyển dụng nhận xét mình không có những kỹ năng mềm cần thiết và ngoại ngữ không đáp ứng các yêu cầu cơ bản”, Nguyễn Thị Ngà, sinh viên tốt nghiệp một trường đại học khối ngành Kinh tế chia sẻ.

Ngà chỉ là một trong số rất nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng vẫn đang loay hoay trên chặng đường tìm việc. Đối với họ, những kiến thức đã thu nhận được trên giảng đường là hành trang duy nhất để họ bước vào đời.

Bằng đại học không quyết định việc bạn có xin được việc làm hay không. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trong quan điểm của nhà tuyển dụng, kiến thức hay bằng đại học không phải là yếu tố quyết định việc bạn có được nhận vào làm việc hay không. Ứng viên được chọn lựa có thể không phải là người giỏi nhất nhưng luôn là người phù hợp nhất với công việc và vị trí được giao.

Doanh nghiệp cần gì ở người ứng tuyển?

Nếu như kiến thức là điều kiện cần thiết thì kỹ năng mềm và ngoại ngữ sẽ là điều kiện đủ giúp các bạn sinh viên có thể tìm được công việc phù hợp với năng lực của bản thân.

Nhà tuyển dụng luôn chú đến đến các ứng viên có tấm bằng khá nhưng có kỹ năng mềm và ngoại ngữ tốt, so với các ứng viên khác có tấm bằng ưu nhưng thiếu đi những kỹ năng cần thiết để hòa nhập trong môi trường doanh nghiệp.

Đại diện bộ phận nhân sự một công ty phần mềm lớn trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi không phủ nhận bằng cấp đẹp là một lợi thế lớn cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên chúng tôi không bao giờ tuyển dụng chỉ dựa vào bằng cấp. Những bạn trẻ chứng tỏ được thái độ làm việc tốt, tinh thần ham học hỏi, nền tảng kiến thức và kỹ năng mềm luôn là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi”.

Chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa thành công

Thời khủng hoảng kinh tế, trong khi nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc cắt giảm nguồn nhân lực thì khối ngành Công nghệ thông tin (CNTT) lại thiếu nhân lực trầm trọng. Trong đó, đáng kể nhất là thiếu nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao về lập trình di động, điện toán đám mây…

Theo ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Tin học TP.HCM, mặc dù 2 năm vừa qua kinh tế khó khăn nhưng các lĩnh vực trong ngành này đều có tăng trưởng dương: phần cứng (110%), phần mềm (10%), nội dung số (25%). Trong số 22 doanh nghiệp ngành này được thống kê đều có tăng trưởng, thấp nhất là 2% và cao nhất là 63%. Mức lương trung bình là 5-10 triệu đồng.

Trong khi đó, số lượng nhân lực các trường cung cấp cho ngành này hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 75% so với nhu cầu. Như vậy, nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, cơ quan vẫn còn rất lớn so với khả năng đào tạo của các trường. Theo ông Tuấn, trong 3 đến 5 năm tới nếu nguồn nhân lực không đáp ứng đủ sẽ dẫn tới tình trạng khủng hoảng thiếu nhân lực ngành này.

Sinh viên Aptech có nhiều cơ hội việc làm lớn.

Trong ngành CNTT hiện nay, nhân lực luôn thiếu nhưng cơ hội không dành cho tất cả mọi người. Chỉ bằng một bài test đơn giản, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được năng lực thực tế để quyết định có nhận bạn hay không. Thậm chí, nghề lập trình còn đòi hỏi ở bạn kỹ năng mềm để tham gia những dự án yêu cầu làm việc với một nhóm lớn… Chỉ khi bạn là người đáp ứng đủ những kỹ năng đó, bạn mới có thể là ứng viên được chọn lựa.

Tại Aptech Việt Nam, sinh viên được cung cấp những kiến thức nền tảng vững chắc để có thể thích nghi nhanh với mọi ngôn ngữ lập trình. Bên cạnh đó, sinh viên còn thường xuyên được cập nhật và đổi mới công nghệ, cũng như trau dồi những kỹ năng mềm để có thể làm việc trong một môi trường doanh nghiệp phần mềm chuyên nghiệp. Đó hứa hẹn là chìa khóa giúp các sinh viên Aptech nắm bắt cơ hội thành công cho chính mình.

Nguyễn Việt An, lập trình viên một công ty phần mềm chia sẻ: “Mình tốt nghiệp Aptech và đi làm sau đó một tháng. Những kiến thức và kỹ năng đã học được tại Aptech là yếu tố giúp mình chinh phục được nhà tuyển dụng”.

Trải qua 14 năm phát triển, hệ thống Aptech Việt Nam đã cung cấp cho ngành CNTT hơn 75.000 nhân lực chất lượng cao và liên tiếp đạt danh hiệu hệ thống đào tạo tốt tại Việt Nam. Hiện tại, Aptech Việt Nam là đơn vị đứng đầu của tập đoàn Aptech toàn cầu với 56% thị phần toàn cầu, tiếp sau là các hệ thống Aptech của Nigeria, Brazil, Nga, Pakistan…

Thông tin chi tiết về chương trình học của Aptech Việt Nam, liên hệ tại đây.

Tư liệu: FPT Aptech

Bạn có thể quan tâm