Những loại rau ăn kèm với hamburger thường được biến tấu để cho thực khách những trải nghiệm thú vị nhất. Ảnh: Gastricurious. |
Theo công ty nghên cứu thị trường Euromonitor, thị trường hamburger Hàn Quốc năm nay có giá trị khoảng 4.200 tỷ won (3,1 tỷ USD). Đến cuối năm, thị trường này còn có thể đạt mốc 5.000 tỷ won (3,74 tỷ USD).
Ngành công nghiệp thức ăn nhanh ngày càng phát triển ở Hàn Quốc, các chuỗi cửa hàng hamburger lớn phải cạnh tranh gay gắt để lấy lòng thực khách.
Sự cạnh tranh của “những gã khổng lồ hamburger” không chỉ nằm trong giá cả, chất lượng phục vụ, vị trí cửa hàng mà còn nằm ở thực đơn sáng tạo và hương vị hamburger độc đáo.
Năm 2021, McDonald's Hàn Quốc đã khởi động dự án “Hương vị Hàn Quốc” với các món hamburger phô mai có phủ kem hạt tiêu Jinju đặc trưng của “xứ sở kim chi”. Họ đã kết hợp loại ớt Jinju đặc sản của Hàn Quốc với bánh mì kẹp, dưa chua và phô mai kem để tạo ra hương vị mới lạ.
Lotteria, một ông lớn thức ăn nhanh khác, cũng nhanh chóng giới thiệu món “Bulgogi Poten Burger", tức là bánh mì kẹp thịt bulgogi ăn kèm với lá tía tô và ớt Cheongyang. Sự kết hợp này giúp thực khách như đang thưởng thức thịt nướng Hàn Quốc khi ăn hamburger.
Đáng nói, thực khách Hàn Quốc dường như thích những món ăn có liên quan đến lá tía tô hơn cả. Nhờ loại lá này, thương hiệu No Brand Burger của Hàn Quốc đã nhanh chóng bán được 500.000 chiếc burger nhờ món bánh mì kẹp thịt ăn kèm kim chi xào, xà lách, tía tô trộn.
Lá tía tô có nhiều vitamin A, C và Br giúp trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn... Ảnh: Small Foot Print Family. |
"Lá tía tô là anh hùng thầm lặng trong các món ăn ở Hàn Quốc, đặc biệt là món hamburger", đầu bếp Yoon Sung, người sở hữu một nhà hàng kiểu Hàn Quốc ở Mỹ, nhận xét. "Tía tô giúp món hamburger không bị ngán mà vẫn làm cho thực khách ấn tượng nhờ hương thơm thảo mộc đặc trưng".
Tía tô là loại lá có mùi thơm, giàu vitamin A, C và B2. Trong ẩm thực Hàn Quốc, lá tía tô được sử dụng rộng rãi như một loại thảo mọc và rau ăn kèm thịt nướng. Tía tô thường được sử dụng để gói thịt nướng hoặc ngâm trong nước tương đậu nành để làm kim chi.
Trong y học cổ truyền, tía tô được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Một số nước phương Tây cũng sử dụng loại lá này thay cho húng quế để tạo mùi thơm.
Ngoài phần lá, hạt tía tô cũng là một thành phần được yêu thích trong ẩm thực của “xứ sở kim chi”. Hạt tía tô thường được rang, nghiền thành bột - một loại gia vị đặc biệt trong những món súp, mì, kim chi và chả cá Hàn Quốc.
Tái thương mại trong ngành thời trang
Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.