Mụn vốn là "kẻ thù" và khiến chị em mất tự tin. Dù là vấn đề muôn thuở nhưng không phải ai cũng hiểu biết về những chấm nhỏ đáng ghét này. Phần lớn mọi người cho rằng mụn là do hormone hoặc stress. Tuy nhiên, đó không phải là lý do cho mọi trường hợp.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, nơi mọc mụn có thể hé lộ nhiều vấn đề của cơ thể.
"Bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán chỉ bằng cách nhìn mặt và sử dụng kỹ thuật "bản đồ khuôn mặt". Bản đồ khuôn mặt có thể coi là chìa khóa cho những vấn đề bí ẩn phía dưới da hay bên trong cơ thể" - bác sĩ Michael Shapiro, giám đốc và là người sáng lập bệnh viện da liễu Vanguard, phát biểu.
Vậy chính xác bản đồ khuôn mặt là gì? Đó là một phương pháp trong y học cổ truyền Trung Quốc, tập trung vào những vùng khác nhau trên gương mặt, dựa vào vị trí xuất hiện, các bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây mụn.
Bản đồ khuôn mặt. |
Cùng "đọc vị" mụn qua bản đồ khuôn mặt:
Trán (forehead)
Mụn trên trán có thể do rất nhiều nguyên nhân như tiêu hóa, ruột non, gan, stress, ngủ thất thường, ăn uống thiếu chất và thậm chí là do dị ứng với sản phẩm chăm sóc tóc.
Để giải quyết mụn ở trán, bạn hãy ngủ ít nhất 7 giờ một ngày, uống nhiều nước nhằm loại bỏ chất độc, chú ý đến những thực phẩm dễ gây kích thích. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm... Tránh các loại đồ ăn và thức uống có đường.
Khu vực quanh lông mày (temples/eyebrows)
Mụn xuất hiện quanh mắt có thể do vấn đề lưu thông, túi mật hoặc ăn quá nhiều đồ mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ uống có cồn. Trong trường hợp này, uống nhiều nước vẫn là giải pháp. Ngoài ra, chú ý khẩu phần ăn hợp lý và giữ gìn vệ sinh.
Mũi (nose)
Lý do khiến "núi lửa phun" ở khu vực này là do chế độ ăn thiếu cân bằng, lưu thông máu, đau bụng, đau dạ dày. Bổ sung vitamin B, ăn ít thức ăn theo mùa và massage khu vực quanh mũi có thể giúp giảm mụn.
Má (cheeks)
Mụn trên má có thể do những vấn đề về phổi, gan, ăn uống quá nhiều, stress, vấn đề về dạ dày, điện thoại, vỏ gối hay chổi trang điểm bẩn.
Nên giữ da sạch sẽ hàng ngày, nhất là khi sống ở nơi ô nhiễm. Thường xuyên thay vỏ gối, lau chùi điện thoại. Hình thành thói quen, bạn sẽ cảm thấy công việc này rất nhẹ nhàng.
Miệng/Môi (mouth/lip area)
Mụn xuất hiện ở đây có thể là hậu quả của chứng táo bón, đồ ăn cay hoặc phản ứng với kem đánh răng. Ăn nhiều chất xơ, hoa quả và rau sẽ giúp cải thiện vùng da này.
Cằm (chin)
Mụn ở cằm là do các vấn đề về hormone, phụ khoa, thận, hay thói quen chạm tay vào cằm hoặc dị ứng với kem đánh răng. Nghỉ ngơi và uống nhiều nước là giải pháp. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung omega-3 để cân bằng hormone. Tránh đưa tay lên mặt trừ khi bạn đảm bảo tay sạch.
Tai (ear)
Tai rất gần với thận. Nếu thận hoạt động không tốt hoặc không nhận được đủ dinh dưỡng, nước, những chấm mụn to có thể xuất hiện ở tai. Để tránh điều này, bạn nên uống đủ nước, hạn chế nạp caffeine và muối.