Đời bạn sẽ trôi về đâu nếu cải cách chữ viết 'tiếq Việt'?
Thứ năm, 30/11/2017 16:55 (GMT+7)
16:55 30/11/2017
Cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền hiện gây tranh cãi trên mạng. Nếu áp dụng nguyên tắc mới, nhiều người chắc chắn không khỏi lúng túng, gặp trường hợp "dở khóc dở cười".
Mới đây, bộ cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền với đề xuất giảm bảng chữ cái từ 38 xuống còn 31 nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội.
Bên cạnh những tranh cãi, sự cải tiến này cũng được hưởng ứng khá nhiệt tình. Một ứng dụng chuyển hóa "giáo dục" thành "záo zụk" nhanh chóng được tạo ra để cộng đồng mạng có thể thử nghiệm chữ viết mới.
Theo cải cách, mỗi chữ (ký tự) chỉ biểu đạt một âm vị, ngược lại mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Từ đó hình thành nên cách viết mới được cho là cải tiến hơn, giúp học sinh không sai chính tả và tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài khi học tiếng Việt.
Tuy nhiên, không ít người tỏ ra lúng túng trước sự đổi mới này. Nhiều trường hợp đổi tên khác xa với hiện tại khiến người đọc "dở khóc dở cười".
Viễn cảnh về cuộc sống sau khi đổi chữ mới được nhiều người nghĩ đến. Điều khiến cộng đồng mạng quan tâm là nếu điều này được áp dụng, việc phát âm theo chữ viết mới sẽ như thế nào?
Trong tiếng Việt cải tiến, giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có sẽ được thay đổi. Chẳng hạn âm W/w -> Th/th, từ đó Thảo sẽ được viết lại thành "Wảo".
Không ít dân mạng cho rằng tiếng Việt mới giúp chúng ta trẻ trung hơn vì có phong cách rất giống "teen code".
Những bạn có tên Huy, Huyền, Mai, Lan hãy yên tâm, bởi tên của họ vẫn được sống sót giữa cơn hoang mang cải cách. Theo thông tin mới nhất, Bộ GD&ĐT trân trọng những nghiên cứu của PGS. TS Bùi Hiền nhưng sẽ không áp dụng trong giai đoạn hiện nay.
Với nam họa sĩ Pascal Campion (người Mỹ), hạnh phúc đến từ chính những điều thường nhật và trở nên thú vị, ý nghĩa hơn khi san sẻ với những người thân yêu.