Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đôi chân tài hoa của chàng trai khuyết tật

Mỗi cử động đối đều khó khăn, đau đớn nhưng với nghị lực của mình, chàng trai khuyết tật đã khiến nhiều người thán phục khi chơi đàn, viết chữ bằng chân.

Đôi chân tài hoa của chàng trai khuyết tật

Mỗi cử động đối đều khó khăn, đau đớn nhưng với nghị lực của mình, chàng trai khuyết tật đã khiến nhiều người thán phục khi chơi đàn, viết chữ bằng chân.

Mới sinh ra, Trần Văn Linh (18 tuổi, ngụ xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) đã mắc bệnh co cơ bẩm sinh và bại não nhẹ, dẫn đến tay chân teo tóp, co quắp, nói ngọng.

Tuổi thơ của Linh lặng lẽ trôi qua trong căn nhà 20m2 với người bố “gà trống nuôi con”. Anh Trần Văn Lộc, bố Linh, đã đưa em đi nhiều nơi để điều trị bệnh nhưng lực bất tòng tâm. Vì cuộc sống cùng cực, người mẹ đã bỏ đi khi em lên 10 tuổi. Từ đó, 3 bố con (Linh có em trai nhỏ hơn 1 tuổi) động viên nhau vượt qua khó khăn.

Anh Lộc kể: “Trong một lần đi đám cưới người thân, Linh (lúc đó 10 tuổi) chăm chú nhìn người nhạc công chơi organ. Về nhà, Linh đòi mua đàn để học. Tôi băn khoăn, Linh không biết chữ và tay chân như thế làm sao học đàn? Nhưng vì thương con, tôi vay tiền mua đàn cho nó”.

Linh đang chơi nhạc bằng chân tại một buổi lễ.

Bằng lòng đam mê, nghị lực sau 2 năm tự học, cậu bé Linh khiến ai cũng phục khi chơi đàn bằng chân và chơi hay nhiều bản nhạc như Xuân đã về, Bụi phấn... Điều bất ngờ là dù không biết chữ và chưa biết nốt nhạc, nhưng chỉ cần mở đĩa nhạc lắng nghe Linh đã có thể ngồi tập. Bài nhạc ngắn thì tập một ngày, còn bài dài tập 2 - 3 ngày thì có thể chơi thành thạo.

Linh chia sẻ: “Những ngày đầu học chơi đàn, các đầu ngón chân của em ê ẩm, mỏi nhừ, lại chưa hình dung hết nốt nhạc, hợp âm và cách chơi… nên nhiều lúc định bỏ cuộc. Nhờ bố động viên, em đã kiên trì vượt qua. Giờ em không nhớ mình thuộc bao nhiêu bản nhạc, chỉ cần nhắc đến tên bài là có thể chơi ngay. Đối với em, tài sản quý giá nhất là mái ấm gia đình và cây đàn này”.

Từ khi biết chơi đàn, ngôi nhà của 3 bố con Linh trở nên nhộn nhịp hơn, vì bà con láng giềng thường qua nhà thưởng thức các bản nhạc em chơi. Cũng từ đó, khả năng chơi đàn bằng chân của Linh được nhiều người biết đến. Giờ đây, mỗi khi thôn, xã, huyện và các trường học trên địa bàn tổ chức lễ hội là mời em đánh đàn.

Anh Lộc tâm sự: “Mong muốn con có một cái nghề để tự nuôi sống bản thân, tôi đã dẫn cháu đi xin học nhiều nơi nhưng không ai nhận”. Thương bố và em trai, Linh hàng ngày bán vé số dạo trên chiếc xe lắc (lắc bằng chân để di chuyển xe). Mỗi ngày, em bán được khoảng 100 tờ vé số, đủ tiền nuôi sống bản thân.

Linh cho biết, khi đi ra ngoài bán vé số, em cảm thấy thoải mái hơn và học được nhiều điều thú vị. Nhưng khó khăn nhất vẫn là không biết chữ, tính toán chậm, giao tiếp khó khăn và không hiểu ý nghĩa các bảng/biển hiệu trên đường. Không đầu hàng, em quyết tâm học hành, tập viết chữ với bàn bàn chân co quắp.

Với sự giúp sức của bố và em trai, sau hơn một năm tập viết, Linh đã viết được 29 chữ cái, họ tên mình và một số từ đơn giản. “Em sẽ cố gắng một năm nữa để viết và đọc hiểu thành thạo, dù rằng mỗi lần cầm viết em mệt như điều khiển chiếc xe lắc di chuyển trên đường”, Linh nói.

ĐOÀN NGỌC

Theo Infonet

 

ĐOÀN NGỌC

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm