Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đôi giày bị lên án ở Trung Quốc

Việc bó chân "gót sen" vốn bị xóa bỏ ở Trung Quốc từ lâu song thời gian gần đây, nhiều mặt hàng phục vụ tập tục này được bày bán trên một số sàn thương mại điện tử.

Đôi giày bó chân bắt đầu được bày bán trở lại ở Trung Quốc gây lo ngại.

Một số người bán hàng trên các trang thương mại điện tử Trung Quốc, bao gồm ứng dụng mua bán đồ cũ Xianyu của Alibaba, đã bị phát hiện quảng cáo và bán các sản phẩm bó chân, theo Shangyou News hôm 11/4.

Các chuyên gia cho rằng việc tái hiện tập tục này là "phản văn hóa".

"Chúng ta nên lên án việc bán giày bó chân. Điều này cho thấy sự tụt dốc trong các hình thức, tâm lý và hành vi văn hóa", Zheng Jinsong, phó giám tuyển tại Bảo tàng Đại học Tây Nam ở Trùng Khánh, nói.

Tục bó chân bắt đầu từ thế kỷ 10 ở Trung Quốc, khi quan niệm bàn chân nhỏ là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người con gái. Những cô gái có đôi chân "gót sen ba tấc" được cho là sẽ dễ tìm được người chồng tốt.

Để có được đôi chân gót sen, nhiều phụ nữ phải bắt đầu bó vào lúc mới 2-5 tuổi, các ngón chân bị bẻ gập vào lòng bàn chân và được bó chặt lại bằng vải. Sau mỗi lần tháo định kỳ để rửa và xoa bóp, chân sẽ càng bị bó chặt. Những đôi chân bó có thể gặp biến chứng như sưng tấy, chảy mủ hoặc thậm chí hoại tử.

Đến năm 1912, tập tục này bị xóa bỏ song vẫn bí mật tồn tại ở một số vùng xa xôi tại Trung Quốc.

bo chan got sen anh 1

Giày bó chân xuất hiện trên một số trang thương mại điện tử.

Vài năm trở lại đây, tập tục này bất ngờ được một số người ủng hộ trên các diễn đàn trực tuyến. Họ thậm chí chia sẻ kinh nghiệm bó chân trong các nhóm chat.

Trên ứng dụng Xianyu, nhiều loại sản phẩm bó chân được bày bán như giày, tất và vải thêu hoa. Một người bán cho biết các đôi giày may đo theo kích cỡ có giá lên tới 1.500 nhân dân tệ (220 USD).

Hiện, các sản phẩm đã bị xóa khỏi nền tảng và không rõ liệu việc bán các mặt hàng bó chân có vi phạm pháp luật hay không.

Zhang nói rằng những đôi giày bó chân được xem là các món đồ mang tính lịch sử, nên được đưa vào bảo tàng và lên án việc bán giày dép dạng này vì mục đích thương mại. Ông cảnh báo nó có thể tác động tiêu cực đến những thanh thiếu niên đang tìm cách bắt chước tập tục này vì mục đích nâng cao thẩm mỹ.

Trên nền tảng Weibo, nhiều người dùng cho biết họ kinh hãi khi thấy các mặt hàng bó chân được bán online.

"Thật đau lòng khi thấy những bức ảnh về đôi giày này", một người viết, cho biết thêm nên đóng cửa các cửa hàng bán những mặt hàng này.

"Làm sao ai đó có thể nghĩ rằng việc bó chân thành hình dạng như vậy lại là đẹp đẽ cơ chứ?", một người khác nhận xét.

Theo Sixth Tone, dù tục bó chân không còn phù hợp với thời đại và bị nhiều người phản đối, nhiều phụ nữ vẫn phải chịu áp lực rất lớn trong việc đáp ứng các chuẩn mực về vẻ đẹp truyền thống. Không ít người đang thử các loại thuốc chưa rõ nguồn gốc để giảm cân hoặc thực hiện các thủ thuật có tính rủi ro để chỉnh sửa cơ thể.

Con trai làm clip chơi khăm người lạ, gia đình bị nhắn tin chửi rủa

Sau khi Tanner Cook (Mỹ) bị bắn vào bụng trong quá trình quay clip chơi khăm người lạ, bố nam YouTuber bị nhiều người nhắn tin với lời lẽ ác ý.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Mai An

Bạn có thể quan tâm