Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dơi lủng lẳng trên cành như trái chín ở Sóc Trăng

Nếu có dịp ghé Sóc Trăng, bạn đừng bỏ qua chùa Dơi, nơi có đàn dơi quý hàng trăm con treo mình trên cây dưới ánh nắng.

Chùa Dơi là tên gọi quen thuộc của người dân địa phương, nhưng tên thật là chùa Mahatup hay là Mã Tộc.
Một trong những khu du lịch nổi tiếng tại miền Tây là chùa Dơi ở phường 3, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Trước đây trong khuôn viên chùa có hàng nghìn con dơi quý, nhưng nay chỉ còn vài trăm. Lý do là nhiều con đã bị săn bắt khi bay đi ăn vào ban đêm. Những quán nhậu sẵn sàng mua với giá 700.000 đến 1 triệu đồng/kg. Ảnh: Vncgarden.
Chùa Dơi là tên gọi quen thuộc của người dân địa phương, nhưng chùa có tên thật Mahatup hay Mã Tộc.
Chùa Dơi là tên gọi quen thuộc của người dân địa phương, nhưng chùa có tên thật Mahatup hay Mã Tộc.
5
Mỗi con dơi trong khuôn viên chùa Mã Tộc nặng trên 1kg, sải cánh hơn 1 m, trong đó có dơi ngựa được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
6
Ban đêm dơi bay đi ăn, rạng sáng bay về treo lủng lẳng trên các nhánh cây như những chùm trái chín. Chúng có 2 màu vàng - đen trông rất đẹp mắt.
Ngoài Sóc Trăng, dơi ngựa lớn, dơi ngựa bé và dơi ngựa Thái Lan còn được Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã tìm thấy ở Cà Mau, Kiên Giang.
Ngoài Sóc Trăng, dơi ngựa lớn, dơi ngựa bé và dơi ngựa Thái Lan còn được Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã tìm thấy ở Cà Mau, Kiên Giang. Ảnh: 24h
9
Năm 2008, chùa Dơi bị cháy khu chánh điện. Đầu năm 2009, nhà chức trách tiến hành phục chế như hiện trạng ban đầu.
10
Dưới những tán cây trong chùa Dơi còn có miếu Bà Đen được người dân trong vùng cho là rất linh thiêng.
1
Du khách đến chùa Dơi ở Sóc Trăng, ngoài việc ngắm đàn dơi quý, thắp hương lễ Phật, Bà Đen còn được xem đàn heo 5 móng nuôi ngoài khuôn viên chùa. Thông thường, mỗi chân heo chỉ có 4 móng, nhà nào phát hiện heo 5 móng liền cho vào chùa vì sợ gặp xui xẻo.
2
Chùa nuôi heo 5 móng cho đến khi chúng chết và được chôn cất, xây mộ

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm