“Peer pressure” (áp lực đồng trang lứa) là hiện tượng một cá nhân bị tác động bởi sức ảnh hưởng từ những người thuộc cùng nhóm xã hội, hoặc phải thay đổi để phù hợp các chuẩn mực chung của nhóm đó. “Peer pressure” đã trở thành một khái niệm gắn liền với Gen Z, khi xã hội phát triển không ngừng mang đến những cơ hội rộng mở, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân tinh hoa thể hiện sự xuất chúng khi tuổi đời còn rất trẻ.
Giáp Tết là thời điểm mỗi người nhìn lại một năm vừa trải qua, soi chiếu việc bản thân đã làm được những gì và còn mục tiêu nào dang dở. Đây cũng là lúc nhiều người trẻ phải đối mặt “peer pressure”, thậm chí hình thành cảm giác “sợ” ăn Tết.
Không thành công, ngại về nhà
Nhận thông báo từ tổng giám đốc công ty về việc giảm 20% thưởng Tết trong năm nay, Minh Ngọc (26 tuổi) - nhân viên kinh doanh tại Hà Nội - đóng laptop và lắc đầu ngán ngẩm. Cách đây 3 tháng, công ty của Ngọc vừa trải qua một đợt cắt giảm nhân sự do khó khăn tài chính. Nhờ thâm niên công tác hơn 2 năm, Ngọc nằm trong số 80% nhân sự được giữ lại. Song, chừng đó là không đủ để Gen Z này vui vẻ trước thềm năm mới.
Ngọc chia sẻ: “Thưởng Tết là thành quả của một năm nỗ lực cống hiến. Dựa vào mức thưởng của năm ngoái, năm nay, mình đã lên kế hoạch để dùng khoản tiền này một cách hợp lý. Biết công ty gặp khó khăn tài chính, nhưng mình vẫn hy vọng sau đợt cắt giảm nhân sự, đãi ngộ cho những người ở lại sẽ không bị ảnh hưởng. Thông báo giảm thưởng Tết không khác gì một ‘gáo nước lạnh’, khiến động lực cống hiến của mình trong những ngày còn lại bị giảm đi nhiều”.
Nhiều người trẻ áp lực khi chứng kiến bạn bè đồng trang lứa thành công hơn mình. |
Tuy nhiên, điều khiến Ngọc cảm thấy chán nản hơn cả là đồng nghiệp cũ - người rời công ty cách đây hơn 3 tháng - đã nhận khoản đền bù hợp đồng tương đương số tiền thưởng Tết sắp tới và tìm được một công việc ổn định.
“Cuối năm đáng lẽ là thời gian để mình vạch ra những kế hoạch phát triển bản thân. Giờ đây, mình lại loay hoay với việc có nên tiếp tục ở lại công ty hay không và nếu rời đi thì sẽ làm gì tiếp theo. Áp lực tăng gấp nhiều lần khi bạn bè xung quanh đều thành công, trong khi mình vẫn ‘lẹt đẹt’ một chỗ”, Gen Z cho biết.
Khác với Ngọc, Hồng Ánh (25 tuổi) - designer tự do tại Hà Nội - sợ về nhà ăn Tết vì “đi tay không” về nhà. Năm nay, Ánh dành phần lớn số tiền kiếm được để tái đầu tư vào thiết bị. Gen Z cũng chưa có bạn trai và không nghĩ đến chuyện kết hôn trong tương lai gần. Tất cả đều trái mong muốn con gái sớm “ổn định” của bố mẹ Ánh.
Sợ Tết là tâm lý phổ biến của thế hệ Z. |
“Từng từ chối làm việc ở cơ quan bố để theo đuổi đam mê thiết kế, nên so với bạn bè đồng trang lứa, mình vẫn bị coi là đứa ‘lông bông’. Con của các cô chú bạn bố mẹ đều trạc tuổi mình. Nhiều bạn đang làm trong các cơ quan Nhà nước, có bạn đã lập gia đình… khiến mỗi lần về nhà ăn Tết mình đều phải nhận những câu hỏi tréo ngoe”, Ánh chia sẻ.
Chính việc tự so sánh bản thân hay bị so sánh với bạn bè đồng trang lứa khiến Ngọc hay Ánh đều cảm thấy không thoải mái mỗi dịp Tết về.
Tìm kiếm niềm vui riêng
Từ chối “đắm chìm” trong nỗi lo không hồi kết, Ngọc quyết định tìm kiếm niềm vui riêng bằng việc tham gia các workshop vẽ tranh vào mỗi cuối tuần. Gen Z cho rằng để tìm ra hướng đi phù hợp trong tương lai, cần có một kế hoạch chi tiết và cụ thể; để lên một kế hoạch chi tiết và cụ thể, đầu óc cần được thoải mái.
Ngọc cho biết: “Không phải người có năng khiếu hội họa, nên mình chưa từng thử vẽ tranh. Tuy nhiên, mình khá vui với trải nghiệm có được tại một workshop thời gian gần đây. Tại đó, các thầy dạy mình vẽ một bức tranh hoàn chỉnh chỉ bằng những bước rất đơn giản. Cầm trên tay thành quả, mình nhận ra bản thân hoàn toàn có thể thử sức ở một lĩnh vực mới”.
Vẽ tranh là một trong những hoạt động giúp người trẻ xả stress. |
Song song, Ngọc cũng gặp gỡ những người đồng nghiệp cũ để lắng nghe họ chia sẻ về cuộc sống và công việc hiện tại. Gen Z nhận ra ai cũng có những áp lực riêng và việc thành công hay không phần lớn đến từ góc nhìn của người ngoài cuộc.
Trong khi đó, dù không mấy dư dả, Ánh vẫn quyết định phụ giúp bố mẹ sắm Tết bằng vài món đồ thiết thực. Gen Z chọn mua trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Lazada để tiết kiệm cả tiền bạc lẫn thời gian. Việc quẹo lựa sản phẩm và nhấn “thanh toán” toàn bộ giỏ hàng vừa giúp Ánh bớt áp lực, vừa là cách để Gen Z chứng minh dù chưa “ổn định”, bản thân vẫn có thể chăm lo cho gia đình.
Mua sắm trên các sàn TMĐT giúp việc sắm Tết trở nên đơn giản hơn. |
“Năm nay, mình mua một chiếc chảo mới cho mẹ và một bộ ấm chén để bố tiếp khách. Tất cả đều được đặt giao thẳng về nhà, không phải ‘tay xách, nách mang’ như mọi năm. Sắp tới, Lazada có chương trình ‘Tết sale bung xõa’ từ 5/1 đến 15/1, mình dự định mua thêm bánh, kẹo, mứt và nhiều món đồ thiết yếu khác. Được miễn phí vận chuyển, giảm giá từ cửa hàng, nhận voucher hoàn tiền, thanh toán của sàn… mình thoải mái mua đồ với giá hời mà vẫn không lo ‘cháy ví’”, Ánh chia sẻ.
“Peer pressure” là một trong những thử thách người trẻ phải đối mặt trong quá trình trưởng thành. Song, điều đó sẽ không còn nặng nề nếu mỗi người nhận ra sứ mệnh của bản thân, tìm những thú vui riêng và học cách sống chung với nó.