Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đổi mới ở Việt Nam: Những quyết sách khó khăn

Đại hội Đảng VI phản ánh thành công của quá trình xây dựng sự đồng thuận, những người chủ trương cấp tiến phải đồng ý chờ đợi, còn những người bảo thủ được thuyết phục tăng tốc.

Năm 2008, theo đề nghị của Ủy ban Tăng trưởng và Phát triển Mike Spence, ông Martin Rama, người từng nhiều năm liên tục làm Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã viết một tiểu luận về quá trình Đổi mới ở Việt Nam với nhan đề “Những quyết sách khó khăn: Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi”.

Bài viết này dựa trên nội dung một loạt cuộc đàm thoại trực tiếp với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. 

Zing.vn lược trích bài viết của ông Martin Rama.

Đại hội Đảng IV đã nhất trí cần phải đề ra đường lối phát triển đất nước chung, không phân biệt miền Bắc và miền Nam. (...) Mô hình kế hoạch hóa tập trung chẳng bao lâu sau đã tỏ ra thất bại nặng nề. Sản lượng theo kế hoạch dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi trong khoảng thời gian từ 1976 đến 1980, song trên thực tế lại tăng chậm hơn là mức tăng dân số.

Một thập kỷ tìm kiếm giải pháp

Mô hình “mỗi huyện là một pháo đài” là một ý tưởng sáng tạo, song rõ ràng không đúng hướng nếu xét từ góc độ kinh tế... Một nhóm cán bộ lãnh đạo địa phương đã làm thay đổi tình hình. Ban đầu, họ thực hiện điều đó qua những sáng kiến được gọi là “phá rào” với điểm chung là chúng đều được dựa trên các cơ chế thị trường...

Ông Nguyễn Văn Linh. Ảnh: AFP

Đa số các cuộc thử nghiệm “phá rào” diễn ra ở miền Nam. Các thử nghiệm “phá rào” trong nông nghiệp chủ yếu là việc giao đất cho nông dân và ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp với giá cao hơn giá quy định. Phương pháp này trước đây đã từng được thực hiện ở ngoài Bắc, từ trước khi thống nhất đất nước. Năm 1966, ông Kim Ngọc, Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc, đã thử nghiệm chính sách đó. 

Có những ví dụ về thử nghiệm “vượt rào” rất gây ấn tượng. Vào cuối những năm 1970, nông dân ở miền Bắc phải rất vất vả lo miếng ăn. Nhiều người dân xã Đoàn Xá đã bỏ nhà ra thành phố Hải Phòng ở gần đó đi ăn xin. Năm 1979, những người còn ở lại xã nói rằng cần phải giao đất cho các hộ gia đình. Đề nghị đó đã được đưa ra biểu quyết và tỷ lệ ủng hộ là 9 trên 1. Tuy nhiên, những người dân Đoàn Xá cũng nhất trí không lưu lại bút tích về quyết định này, thề giữ bí mật và tương trợ nhau nếu cấp trên phát hiện ra việc “khoán chui” này.

Đa số các cuộc thử nghiệm “phá rào” diễn ra ở miền Nam. Các thử nghiệm “phá rào” trong nông nghiệp chủ yếu là việc giao đất cho nông dân và ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp với giá cao hơn giá quy định.

Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh táo bạo quyết định “phá rào” bằng cách thu mua lúa gạo của nông dân với giá thị trường, mặc dù mức giá này cao gấp 5 lần mức giá do các nhà hoạch định ở Hà Nội đưa ra.  

Bà Ba Thi, giám đốc công ty lương thực, được đề nghị đứng đầu đơn vị đi thu mua gạo ở đồng bằng sông Cửu Long. Đơn vị này được biết đến với tên gọi là “tổ buôn lậu gạo”, một biệt danh mà nghe qua đã đủ thấy hoạt động của nó nguy hiểm thế nào. Bà Ba Thi đã bày tỏ với ông Võ Văn Kiệt mối lo ngại có thể bị bắt nếu bà phải ra Hà Nội. Ông Võ Văn Kiệt trả lời rằng ông sẽ lo đem cơm nuôi bà nếu bà bị đi tù. Cuối cùng, thành phố Hồ Chí Minh đã được cung cấp đủ gạo ăn. Bà Ba Thi không những không phải đi tù mà sau đó còn được trao tặng danh hiệu Anh hùng. 

Hai thập kỷ cải cách toàn diện

Chủ trương Đổi mới và công cuộc cải cách kinh tế trên qui mô lớn đã được thông qua trong Đại hội Đảng VI diễn ra năm 1986. Đến lúc ấy, tư duy chung đã thay đổi, và do đó có thể đạt được sự đồng thuận về sự cấp thiết phải đổi mới.

Đại hội Đảng lần thứ VI. Ảnh: TTXVN.

Trong sự đồng thuận này có cả sự nhất trí về việc Đảng cần đánh giá trên tinh thần tự phê những việc đã làm được trong phát triển kinh tế, chịu trách nhiệm về những thất bại, và đề ra biện pháp sửa chữa. Quyết định này là một sự đột phá có ý nghĩa lịch sử. Nó đánh dấu một bước ngoặt từ suy thoái sang hồi phục. Trên hết, nó đánh dấu sự khởi đầu của những thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế chủ chốt - chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường.

Kết quả là lựa chọn tốc độ chuyển đổi trung bình, kìm bớt những người muốn tiến nhanh và thúc đẩy những người thích đi chậm. Như vậy, cần xem Đổi mới như một quá trình mà động lực thay đổi được xây dựng từ từ theo thời gian và theo kinh nghiệm thu được.

Bước tiến đầu tiên, quan trọng trong quá trình này là thay đổi cơ chế định giá gạo. Những bước đi ban đầu theo hướng này đã diễn ra trong bối cảnh của những cuộc thử nghiệm “phá rào”, bắt đầu từ năm 1979. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm đó diễn ra rải rác ở các vùng. Ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, cơ chế bao cấp vẫn được duy trì, dẫn đến việc nguồn cung cấp lương thực bị thiếu hụt và phân phối không hiệu quả.

Kết quả đạt được giàu sức thuyết phục đến nỗi chỉ ít lâu sau đó một số thị trường lương thực khác cũng được mở cửa. Ngay cả ở những vùng hay xảy ra thiên tai, tình trạng thiếu hụt lương thực cũng đã giảm dần. Việc xoá bỏ phân phối lương thực là thành công hiện hữu đầu tiên của công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam. Nó củng cố sự ủng hộ đối với việc từ bỏ cơ chế bao cấp, để hàng hoá và dịch vụ được tự do lưu thông. 

Việc thực hiện các mục tiêu xã hội chủ nghĩa, như đảm bảo quyền bình đẳng, có thể thông qua việc sử dụng các công cụ chính sách khác. Về mặt này, việc sửa đổi chính sách ruộng đất đóng vai trò quan trọng. Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1993, một diện tích lớn đất nông nghiệp đã được chia cho các hộ nông thôn tính theo bình quân đầu người.

Việc giảm mức độ can thiệp hành chính vào các thị trường lương thực và giao quyền tự quyết hoạt động sản xuất cho nông dân đã dẫn đến kết quả là sản lượng lương thực tăng đột biến.

Việc giảm mức độ can thiệp hành chính vào các thị trường lương thực và giao quyền tự quyết hoạt động sản xuất cho nông dân đã dẫn đến kết quả là sản lượng lương thực tăng đột biến. Điều này cũng giúp tăng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn.

Nếu nói một cách đơn giản thì có thể nêu ba cấu phần chính của quá trình cải cách kinh tế. Trọng tâm của cấu phần thứ nhất, bao gồm giải phóng giá gạo và các loại sản phẩm thiết yếu khác, là nhằm áp dụng các biện pháp khuyến khích mạnh hơn đối với nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ, không phân biệt nhà nước hay tư nhân.

Vai trò độc quyền của các công ty thương mại quốc doanh bị xóa bỏ và các rào cản thương mại quốc tế dần dần được tháo gỡ. Sự tham gia của khu vực tư nhân vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ngày càng tăng và cơ chế hỗ trợ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được thông qua…

Nhóm thứ hai gồm các biện pháp nhằm nâng cấp các cơ chế giúp Chính phủ ra các quyết định phân bổ ngân sách và nguồn lực. Chương trình cải cách chính sách đang chuyển từ các cuộc cải cách cơ cấu, cần thiết cho việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, sang các cuộc cải cách thể chế, cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng theo thời gian và cho phép Việt Nam dần dần trở thành một quốc gia công nghiệp.

Tuy vậy, điều đáng lo là cải cách hành chính công đã không đạt được tiến bộ ổn định như mong đợi. Chính phủ rất quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng, thông qua việc củng cố các hệ thống công quyền, tạo điều kiện cho người dân khiếu nại và tố cáo, giám sát tài sản của cán bộ nhà nước và người thân của họ.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng trong một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, có rất nhiều cơ hội thuận lợi cho việc đút lót, hối lộ, và do đó tham nhũng khó có thể bị bứng tận gốc rễ.

Dai hoi XII va ky vong Doi moi lan 2 hinh anh

Đại hội XII và kỳ vọng Đổi mới lần 2

0

Trao đổi với Zing.vn, TS Nguyễn Đình Cung đặt kỳ vọng nhiều vào những thay đổi ở Đại hội XII. Đó là tạo nên dấu ấn mới, mà người ta nói là Đổi mới 2 hay làn sóng 2 của Đổi mới.

Martin Rama (Zing.vn lược trích)

Bạn có thể quan tâm