Một quán nước nhỏ dụng cụ là mấy cốc trà, vài chai nước ngọt và những chiếc ghế cũ 25 năm nay trở thành nơi kiếm cơm ăn hàng ngày của đôi vợ chồng già bị câm điếc ở Hà Nội.
Ông Đặng Quang Ánh (sinh năm 1937, Khâm Thiên, Hà Nội) bị câm điếc bẩm sinh. Vợ ông là bà Vũ Thị Lan Tiêu (sinh năm 1955) bị mất khả năng nghe nói trong một vụ tai nạn từ ngày còn nhỏ.
Ông Ánh từng là vận động viên vô địch giải đua xe miền Bắc – Sài Gòn đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó, ông đi dạy học ký hiệu miễn phí cho những người có hoàn cảnh giống mình.
“Những người như tôi phần lớn đều có hoàn cảnh khó khăn. Mình đi dạy miễn phí cho họ vừa để góp chút công sức, vừa để tích phúc đức cho con, cháu”, người đàn ông có mái tóc bạc phơ giơ các ngón tay thể hiện ngôn ngữ ký hiệu với phóng viên.
Từ ngày chuyển về một căn phòng nhỏ chưa đầy 17 m2 trong khu tập thể trên phố Khâm Thiên, ông cùng vợ chuyển sang nghề bán trà đá.
Người con cả từng đi lao động bên Trung Đông nhưng vì lý do sức khỏe nên quay về giữa chừng. Con trai và con dâu thứ cũng không có thu nhập tốt nên ông bà vẫn phải tự kiếm sống, nuôi bản thân là chính.
Mỗi sáng, ông bà thức dậy từ 5h đun nước pha trà, chuẩn bị đồ đạc để bán hàng và kiêm luôn nhiệm vụ trông nom đứa cháu 2 tuổi. “Do gia đình khó khăn, không có điều kiện cho cháu đi học ở ngay lớp mầm non dưới nhà nên chúng tôi đành phải tự trông cháu”, bà Tiêu chia sẻ.
Khách hàng của ông bà hầu hết là những người chạy xe ôm hoặc quen biết, thỉnh thoảng có khách vãng lai. “Những người quen thì nói với ông được vài ký hiệu đơn giản, nếu muốn nói nhiều hơn thì phải viết ra giấy”, anh Vinh, một người chạy xe ôm chia sẻ.
Ông bà từng bị công an phường nhắc nhở về việc bán trà đá vỉa hè. “Vì gia đình hoàn cảnh nên được phường linh động, yêu cầu tôi không được bày bừa đồ bán hàng. Giờ cao điểm, vợ chồng tôi không dám dùng ô. Khi trời nắng với mưa quá thì mới đem ra dùng thôi”.
Trong lúc ông trông hàng bà Tiêu tranh thủ về nhà nấu cơm và trông cháu. Tuổi cao lại bị bệnh khớp nên bế được cháu lên nhà, bà phải dừng lại thở một lúc.
Căn nhà chật hẹp này là nơi sinh sống của 9 con người.
Hàng tháng, ông Ánh được nhận 500.000 đồng trợ cấp.
“Tôi ít học với diễn đạt không được tốt như ông nên mọi việc ở quán đều do ông cáng đáng hết”, bà Tiêu trong khi truyền đạt ngôn ngữ bằng tay phải bỏ mớ rau vừa mua ngoài chợ xuống để ra ký hiệu.
Những lúc ông bà bận thì Bia – con của người vợ chồng người con thứ tha thẩn chơi một mình.
“Cháu còn nhỏ nhưng biết thương ông bà, thấy ông bà bận là tự giác lấy đồ ra chơi. Bố mẹ đi làm tối ngày, cháu ra ngoài quán cũng được tiếp xúc với người này người kia. Tôi chỉ mong có điều kiện cho cháu đi học cùng bạn bè đồng trang lứa”, bà tâm sự.
Đến trưa, bà Tiêu lại tất tả mang cơm ra cho chồng dùng bữa ngay tại quán. “Ngày nào cũng có cơm ăn là hạnh phúc rồi”, ông cho hay.
“Cách đây 3 năm tôi đi chữa bệnh tim mạch hết hơn 60 triệu. Đó là cả số tiền tiết kiệm với con cháu góp vào”.
Bà được con tạo tài khoản Facebook để tiện liên lạc bằng cách nói chuyện qua video. “Những cái khác của điện thoại tôi không biết dùng nhưng có cái này là tôi dùng thạo lắm”.
Bà không biết chữ nên những khi vắng khách, ông tìm lại những tờ giấy trao đổi giữa khách và ông trong ngày để kể lại cho bà nghe.
Bà rửa cốc bằng chanh. Theo bà, chanh vừa sạch sẽ lại thơm tho.
Kết thúc công việc lúc 20h, ông bà cũng đã thu được 100.000-150.000 đồng vào những ngày nhiều khách. “Nếu bây giờ không được bán hàng ở đây nữa thì tôi cũng chẳng biết làm gì hơn. Bí quá thì phải đi ăn xin thôi”, ông trầm ngâm.
Hơn 70 cây xanh hai bên đường liên thôn xã Cẩm Yên (Thạch Thất, Hà Nội) bị chính quyền xã chặt hạ sau đợt ra quân lập lại trật tự trên vỉa hè, lòng đường.
Ông Đoàn Ngọc Hải đã chỉ đạo dỡ cột cờ của Ngân hàng Sacombank, đập bậc tam cấp Nhà hát kịch thành phố, bồn cây của quán cà phê Starbucks trên phần đất khách sạn New World.
Các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50 qua địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được đặt theo tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh.